FIDEL CASTRO VÀ “BÁC HỒ VĨ ĐẠI” – Nguyễn Hữu Nghĩa

FIDEL CASTRO VÀ “BÁC HỒ VĨ ĐẠi

Cuộc đời Fidel Castro có giống và có khác với cuộc đời của “bác Hồ vĩ đại.” “Bác” làm đơn xin theo học trường thuộc địa để ra làm công chức cho thực dân. Bị Pháp bác đơn, bác mới ngậm ngùi ra đi, theo cộng sản làm cách mạng. Fidel Castro thì cướp chính quyền trước, sang Mỹ xin cầu phong nhưng bị từ chối, không được làm một nước chư hầu, Fidel mới “cách mạng” bản thân, rẽ sang con đường xã hội chủ nghĩa.

lại, Fidel Castro có nhiều điểm giống “bác”.

Điểm thứ nhất, vì cùng là kẻ cướp. Trước thì cướp chính quyền, cầm quyền rồi thì cướp của dân. “Bác” cướp cả ruộng đất, tài sản của dân, và con cháu “bác” tiếp tục “cải tạo mặt bằng”, cướp đất nhà thờ, nhà chùa, đất tư. Fidel cũng cướp chính quyền, cướp của nhà giàu rồi bòn rút nhà nghèo; nhưng Fidel không bán rừng cho ngoại bang khai thác bô-xít, không bán đất biển cho ngoại bang làm nhà máy thép và không ký “công hàm” nhường hải đảo cho ngoại bang khống chế biển. Trần Đại Quang cho làm “quốc tang” Fidel Castro có thể do tính cách “vĩ đại” này chăng?

Điểm giống thứ hai, là cả hai cùng muốn dựa vào Mỹ. Fidel cướp chính quyền xong thì sang Mỹ ngay để “đăng ký”. Hồ Chí Minh thì “đăng ký” với Mỹ trước khi cướp chính quyền. Tháng 3 năm 1945, Hồ xin yết kiến Trung tướng Mỹ Chennault tại Côn Minh (Tàu), cam kết theo Mỹ và Đồng Minh, tình nguyện cung cấp tin tình báo cho OSS (US Office of Strategic Services – tiền thân của CIA). Khi cướp xong chính quyền ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ gửi thư cho Tổng thống Truman (Dân Chủ) để xin bang giao nhưng Mỹ im lặng, không phủ nhận cũng không công nhận. Sau đó Hồ nói miệng với tướng Patti, chỉ huy OSS ở Bắc Việt rằng Việt Nam sẽ phải dựa vào Liên Sô vì không còn lựa chọn nào khác. Tháng 9 năm 1946, Mỹ rút quân khỏi Việt Nam lần thứ nhất, bao gồm toàn bộ nhân viên OSS, cố vấn và huấn luyện viên quân sự đã cung cấp cho Hồ trong 18 tháng trước đó.

Điểm giống thứ ba giữa Castro và Hồ, là một mình kiêm nhiệm nhiều chức. Hồ làm chủ tịch đảng, chủ tịch nước, thủ tướng nhưng tổng tư lệnh quân đội thì giao cho bộ trưởng Quốc phòng (tới 1977, khi Tổng Bí thư Lê Duẩn đổi thành Bí thư Quân ủy trung ương và kiêm nhiệm hai chức).

Điểm giống thứ tư, về xã hội, cả hai cùng đàn áp, bắt cóc, thủ tiêu đối lập và những thành phần tình nghi đối lập. Hồ Chí Minh giết hàng ngàn đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Cách. Điểm giống nhau giữa hai nước là tương đối ít trại tù vì không có nhu cầu giam giữ; những người chống đối hầu hết đều bị ám sát và thủ tiêu, trại tù chỉ dùng nhốt tội phạm hình sự cùng một số ít tù nhân lương tâm được quốc tế biết tới, nhà nước tạm giữ đó để vòi vĩnh viện trợ này nọ trước phi phóng thích hay trục xuất sang Pháp và Mỹ. Fidel Castro giết khoảng 15 ngàn tới 17 ngàn tù chính trị. Hồ Chí Minh giết khoảng 30 ngàn và những người kế nhiệm giết khoảng 100 ngàn tù nhân “cải tạo.”

Điểm giống thứ năm, cũng về xã hội là làn sóng tị nạn. Năm 1954 tại Việt Nam đã có 900 ngàn người di cư từ Bắc vào Nam để tránh cộng sản. Tháng 4 năm 1975, có khoảng 125 ngàn người Việt di tản sang Mỹ. Từ 1976 tới 1995 có khoảng 800 ngàn người Việt vượt biển bằng đường thủy và đường bộ, tới nơi an toàn; khoảng 500 ngàn người khác chết và mất tích trên đường tị nạn. Tại Cuba năm 1980, khoảng 7000 người tràn vào sứ quan Peru xin tịn nạn chính trị, sau đó phần lớn được định cư tại Costa Rica. Tháng 4 năm 1980, Fidel cho phép dân chúng tự do ra đi trong một tháng, và 125 ngàn người Cuba đã sang Mỹ từ hải cảng Mariel. Đây là sự kiện trùng hợp kỳ lạ, cũng tháng 4, cách nhau 5 năm, mỗi nước có 125 ngàn người sang Mỹ!

Điểm giống thứ sáu, là cả Cuba lẫn Việt Nam đều có “Quốc hội”, cũng đảng cử dân bầu, nhiệm kỳ 5 năm, và cùng ngồi đó gật gù tán dương đường lối và chính sách của đảng.

99

2 bình luận

Thích

Bình luận

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: