Phong Tử Khải: Dẫn Ngôn (Nguyễn Văn Thực dịch từ nguyên văn chữ Hán. 引言Dẫn Ngôn豐子愷Phong Tử Khải

Phong Tử Khải: Dẫn Ngôn (Nguyễn Văn Thực dịch từ nguyên văn chữ Hán.)

引言Dẫn Ngôn豐子愷Phong Tử Khải
1.
Tôi thấy dường như trái tim con người có một lớp bao bì. Chất liệu và trọng lượng của lớp bao bì này khác nhau tùy người. Có người có trái tim dường như được bao bọc bởi một lớp vải mùng, che sơ sơ, và người ta có thể thấy dáng dấp chân thực của trái tim màu đỏ lung linh ẩn ẩn hiện hiện. Có người có trái tim được bao bọc bởi một lớp giấy, thoạt nhìn thì mặc dầu không thể thấy, những nếu rờ nhè nhẹ, có thể cảm thấy được. Rồi có lúc giấy phải rách, tim lộ ra đỏ thắm. Có người dùng bao bì bằng sắt, thậm chí dùng tám chín lớp. Làm gì thì làm, người ta cũng chẳng sờ tới được, chẳng phá ra được, và dáng dấp của trái tim, làm gì thì làm, vẫn không hiển lộ ra được.
Trái tim của Chiêm Chiêm 3 tuổi của nhà chúng tôi, chẳng bao bọc gì, ngay cả bởi một lớp vải mùng. Tôi thấy trái tim của nó thường trần trụi mà tươi đỏ.*
https://987afb5594bf64f7f1048fcdabb86c45.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html* Bài này chọn những tuỳ cảm rời rạc của tác giả mà thành, chứ không viết một mạch.
2.
Khi chuyện trò, người ta hay dùng lời, nghĩ ngợi trước sau, thủ thế chặt chẽ, tính toán cặn kẽ, như chơi cờ tướng. Tôi thấy thật căng thẳng, thật dễ sợ, nên tôi chỉ biết nín thinh.
Làm sao mà có được những người bạn khi chuyện trò không dùng thủ pháp đánh cờ tướng, mà buông mà phơi tim mình ra cho ta thấy, như đoá hoa nở ra trong ánh sáng mặt trời.
3.
Trong luống hoa tôi gây giống ba nhánh đậu ván. Tôi cấy chúng vào một xẻo đất trống, và rồi dùng các nhánh tre làm một cái giàn để chống và chư chúng. Mỗi ngày, sáng sớm, tôi sửa sang cho ngay ngắn nhành lẫn lá, ngắm chúng tươi tốt phơi phới, lòng tôi tự nhiên cũng cảm thấy hứng thú.
Nhành của chúng trông thật giống như những chiếc vòi, và có một sức cuốn và sức leo rất đáng nể, nhưng vì sinh ra không có mắt, nên chỉ phát triển theo hướng lên trên một cách mù quáng, cũng có lúc có lúc lần mò vào trong kẽ nứt của ống tre, thế là loay hoay không chui ra được, người ta thấy thế đâm bật cười. Có lúc có một nhành dài, một mình rời khỏi dàn, mỏng manh, run rẩy vươn mình lên không trung, giống y một người mù rờ tường mà không đụng tường, thấy mà đến thương. Vào lúc này tôi cần phải giúp nó. Sau khi giúp được một tháng, nhành lá quấn quanh đầy giàn.
Có một buổi sáng tôi phát hiện ra ở trên giàn đột nhiên có một chòm lớn những lá khô và nhành héo, tôi rất ngạc nhiên. Sau khi xem xét kỹ lưỡng, nguyên do là vì có một nhánh chính gần mặt đất không biết vì sao mà bị tổn thương, chưa bị đứt hẳn, nhưng chỉ còn như một sợi chỉ chưa đứt. Chất dinh dưỡng nơi gốc cây không thể đi thông lên trên, nên những lá, nhành thuộc nhánh chính này tất thảy bị khô, héo, thấy rõ là nhóm nhành lá này sẽ chết tiêu chẳng bao lâu nữa.
Tình trạng thật là đáng thương, khiến cho tôi nghĩ tới biết bao nhiêu loại bất hạnh trên thế gian này.
4.
Hơn mười năm trước, có một lúc người ta hay dùng mực màu tím để viết chữ, mua ba hoặc năm đồng hoa sen xanh thì có thể pha được một bình lớn mực tím, rồi khi cần, châm thêm hộp mực đen, thì có thể dùng được rất lâu. Tôi cũng đã từng dùng, thấy chúng cũng tiện lợi như khi dùng mực mài, nhưng tôi dùng không lâu, rồi không dùng nữa. Tôi không thích cái màu trông không được đẹp, nhìn lâu, đâm chán.
Sau đó dần dần không ai dùng nó nữa, chẳng bao lâu phong trào này tàn lụi. Dùng không chán, cuối cùng chỉ có màu đen và màu lam. Người Nhật dùng mực đen để viết chữ. Màu đen là do màu hồng, vàng, lam, ba màu gốc, trộn với nhau mà thành, ba màu gốc ấy cũng đủ, làm cho người ta cảm thấy an định, toàn mãn. Vì mọi màu sắc trên thế gian này đều do ba màu này mà sinh ra, cho nên trong màu đen chứa đựng tất cả màu trên thế gian này. Người phương tây dùng màu lam để viết, màu lam, trong ba màu gốc, là màu lạnh, ít kích thích mà trầm lắng, rất dễ gần gũi, nên dùng để viết chữ, làm cho người ta nhìn mà không chán.
Màu tím là do màu hồng và màu lam hợp lại. Ba màu gốc, do đó, không đủ, mà tính chất lại kích thích, cho nên người ta không thường dùng nó. Đấy chính là sự khởi xướng của văn bạch thoại***, màu tím là tượng trưng cho một loại sôi nổi, và không phải là ngẫu nhiên vậy.
5.
Có một lần tôi vẽ một người dắt hai con cừu, vẽ luôn hai sợi dây. Thế là có một tiên sinh dạy tôi: ”Vẽ một dây là đủ rồi. Dắt một con cừu, những con đi sau sẽ đi theo!
Tôi hiểu ra rằng tôi thật là kẻ không trải đời chút nào. Về sau tôi để ý quan sát, thấy đúng như thế: Dẫn dầu một con cừu đi, mấy chục con sau sẽ đi theo. Kể cả khi đi đến lò sát sinh, cũng chẳng có lấy một con cừu quay lưng rời bầy mà riêng mình đi kiếm con đường sống.
Về sau thấy vịt cũng vậy. Người chăn vịt đưa hàng trăm con vịt thả trong sông, chẳng cần dùng dây mà buộc chúng lại, bầy vịt cứ đuổi nhau, theo nhau, tụ tại một khoảnh đất. Lúc cần lên trên bờ, người chăn vịt chỉ cần lùa một hai con lên, những con còn lại cũng sẽ lên bờ. Dù nơi trong cửa sông mở ra bốn phương tám hướng, thì cũng chẳng có lấy một con vịt dám rời bầy mà riêng mình đi tìm con đường sống.
Người chăn cừu, chăn vịt đều lợi dụng tính bắt chước của chúng để hoàn thành công việc của mình.
6.
Một người bạn khởi nghiệp trong ngành buôn bán cừu kể cho tôi một câu chuyện về cừu. Anh ta thuật rằng những người kinh doanh cừu để một con con cừu mà họ không bao giờ giết đi trong hàng cừu vì nó giúp họ rất nhiều. Khi họ gom cừu lại trong đồng và phải đưa chúng xuống tàu, chở dến Thượng Hải mà vào lò sát sinh, bầy cừu luôn luôn không chịu lên tàu.
Họ bèn dẫn con cừu già này ra. Con cừu già này quay về phía đám cừu mà be be vài tiếng, dũng mãnh chạy đến bờ sông, cong lưng một cái, nhảy thoắt vào trong tàu. Bầy cừu thấy con dê già đã đứng trên tàu, thế là cả bầy bắt chước lên theo, tranh đi trước, sợ đi đến sau, mà nhảy vào tàu cả.
Sau khi toàn thể bầy cừu đã lên tàu cả rồi, họ mới dắt con cừu già lên bờ lại, cừu ta, vẫn còn cái vẻ hùng dũng, quay về chuồng. Mỗi lần chuyển cừu lên tàu, tất nhiên lại phải xin dẫn con cừu già tới. Con cừu già vì có loại công lao này, nên nó mới giữ được tính mạng của mình.
Tôi nghĩ, con cừu không bị giết này, té ra là một ”cừu gian” khốn nạn.

Bình luận về bài viết này