Chùm Thơ Tình Ngắn 369 – Lu Hà
Chùm Thơ Tình Ngắn 369
Bao gồm những bài dưới 24 câu
Con Chim Sắt
Cảm xúc thơ Schiller bài 87
Nó băng qua biển cả
Vun vút cánh đại bàng
Mụ cá mập thênh thang
Tốc độ bơi chóng mặt
Kềnh càng tựa bác voi
Trên tấm lưng nặng nề
Mồ hôi đổ dầm dề
Con nhện bò khuấy động
Âm vang là tiếng trống
Răng sắt nhọn chìm sâu
Sương muối trắng mái đầu
Trận cuồng phong dữ dội
Không la bàn lạc lối
Khao khát ngọn hải đăng
Hốt hoảng sợ sao băng
Một linh hồn uổng tự
Vầng trán nhăn tư lự
Nếu nhìn thấy sao mai
Hy vọng ở tương lai
Hải đoàn mong thoát nạn
Chẳng may vào chỗ can
Mắc kẹt bởi đá ngầm
Miệng cầu Chúa âm thầm
Tàu sắt về tới bến.
Nguyên tác: “ Nó Là Một Con Chim“
3.9.2021 Lu Hà
Rúng Động
Cảm xúc thơ Schiller bài 93
Mất đi vô vàn dặm
Khoảng cách ấy từ xa
Không gian cõi ta bà
Cố gắng thành vô vọng
Ngẩn ngơ trong trống rỗng
Như một kẻ lang thang
Trên vùng biển mênh mang
Với chiếc thuyền vô định
Tốc độ từng dự tính
Kính tiềm vọng phóng xa
Tới tận dải ngân hà
Các vì sao rúng động
Đôi cánh thần dang rộng
Than ôi chim đại bàng
Như giấc mộng mơ màng
Cách xa vô cùng tận.
Nguyên tác: “ Bạn Sẽ Mất Hàng Dặm“
10.9.2021 Lu Hà
Lều Thiên Đường
Cảm xúc thơ Schiller bài 94
Có một ngôi nhà rộng
Trên cây cột vô hình
Cho các đấng thần linh
Không ai vào được đó
Ra ngoài càng rất khó
Theo kế hoạch mơ hồ
Khói mây trắng lô nhô
Kỹ xảo bằng nghệ thuật
Từ viên ngọc duy nhất
Trong suốt như pha lê
Chủ nhân khéo đam mê
Trí tưởng cao vời vợi
Một công trình thế giới
Xây dựng lều thiên đường
Lừng danh khắp bốn phương
Nhân loại đều ngưỡng mộ
Xa xưa thời tối cổ
Kim tự tháp lưu truyền
Xúc động tới hoàng thiên
Những kỳ quan muôn thủa.
Nguyên tác: “ Có một ngôi nhà to, khang trang“
11.9.2021 Lu Hà
Trò Chuyện
Cảm xúc thơ Schiller bài 96
Đừng hỏi câu ngu xuẩn
Nghe đâu bạn láng giềng
Bác sĩ Sänfter
Vẫn còn tươi nguyên vẹn?
Đúng theo như kỳ hẹn
Vũ điệu ở Paris
Mất đi đại cử tri
Buộc tóc vào đuôi ngựa
Cam kết không thất hứa
Phều phào thở hắt ra
Tiếng đồn khắp gần xa
Bằng tốt nghiệp mới bán
Tấm thẻ bài đáo hạn
Mua từ Swabia
Các hoàng tử phân chia
Tiểu quốc vương nam Đức.
Nguyên tác: “Cuộc Nói Chuyện ( Gespräch)“
14.9.2021 Lu Hà
Tương Lai Sáng Sủa
Cảm xúc thơ Schiller bài 99
Người ta vẫn thường hay mơ ước
Hy vọng luôn theo bước chân đi
Âú thơ tới độ xuân thì
Ngày mai tốt đẹp kiên trì đợi mong
Nặng gánh đời long đong xuôi ngược
Biết bao điều vượt trước thời gian
Niềm vui thế giới chứa chan
Già đi trẻ lại muôn vàn vấn vương
Sự quyến rũ thiên đường hạnh phúc
Vì tự do thúc giục đấu tranh
Bốn phương thiên hạ tranh giành
Tà quyền ác độc bạo hành nhiễu nhương
Phường mọt dân bất lương hoang tưởng
Sự ngu đần trống rỗng u mê
Xôn xao khát vọng tràn trề
Trái tim thổn thức tỉ tê linh hồn
Nào quản chi biển cồn sóng dữ
Vầng trán nhăn tư lự đắn đo
Lòng người thăm thẳm khó dò
Dòng đời trắc trở con đò tương lai.
Nguyên tác: “Mong (Hoffnung)“
20.9.2021 Lu Hà
Khả Năng Kỳ Diệu
Cảm xúc thơ Schiller bài 100
Có những người khả năng kỳ diệu
Bài thánh ca thấu hiểu lòng trời
Hoang tàn cơn bão tả tơi
Gồ ghề tảng đá chơi vơi sóng ngầm
Mây chồng chất âm thầm gió hú
Mắt trợn trừng gầm rú đinh tai
Eternal hắn là ai?
Rùng mình vô hạn dằng dai tuyệt vời
Kẻ hữu hạn gượng cười bẽn lẽn
Gái khổng lồ e thẹn làm sao?
Giê- hô- va rất tự hào
Tấm gương sáng tạo thuở nào quang vinh
Zebaoth muôn hình vạn trạng
Sấm sét vang mưa trắng thế gian
Bút thần tỏa sáng giang san
Núi sông rừng thẳm ngút ngàn biển khơi
Nhóm Orgie lả lơi ánh mắt
Thân lõa lồ dối gạt sinh linh
Lạc vào bóng tối u minh
Đọa đày thác loạn cực hình khổ đau
Sự bồng bột bạc màu son phấn
Cõi người ta lận đận ngược xuôi
Nửa hồn ngơ ngác đơn côi
Thiên đường vỡ mộng than ôi ái tình.
Nguyên tác: “Thánh ca cho người vô hạn“
21.9.2021 Lu Hà
Đồng Hồ Mặt Trời
Cảm xúc thơ Schiller bài 101
Tôi lăn trên mặt phẳng
Đi bộ không nghỉ ngơi
Gắn bó chẳng tách rời
Khoanh vùng trong yên tĩnh
Bạn có nhiều dự tính
Nâng niu hai bàn tay
Sông núi đẹp lắm thay
Tôi bay đi vạn dặm
Băng qua khu rừng thẳm
Háo hức tới cánh đồng
Xốn xang cõi thiên bồng
Rồi trở về trái đất
Mũi tên khi đã bật
Dây cung bóng khôn ngoan
Chạy nhanh bạt gió ngàn
Ánh sáng mặt trời chỏ
Dù quay trên đĩa nhỏ
Trục tự xoay quanh mình
Đồng hồ vốn hữu tình
Ân ái hay hò hẹn
Tơ tằm duyên thành kén
Hy vọng ở căn phòng
Đôi lứa hằng đợi mong
Trái tim nghe thổn thức.
Nguyên tác: “Tôi quay lại… ( Ich drehe mich…)“
24.9.2021 Lu Hà
Hòn Đá Lửa
Cảm xúc thơ Schiller bài 102
Sống trong ngôi nhà đá
Hàng thế kỷ ẩn mình
Gặp bè lũ sát sinh
Tôi tức thời phóng lửa
Bạn bè cùng trang lứa
Lăn lóc khắp muôn nơi
Bị đào xới tả tơi
Rất khó tìm lẩn khuất
Túi áo đoàn hành khất
Nâng niu trân trọng tôi
Hơi thở nóng bồi hồi
Miền băng hà cắm trại
May gặp người em gái
Thiết tha với tình yêu
Chẳng quản ngại sớm chiều
Lớn lên thành thống trị
Trận pháp thường bài trí
Chiến thuyền chất cỏ khô
Xây dựng lại cơ đồ
Hỏa công tiêu hủy địch.
Nguyên tác: “Tôi sống trong một ngôi nhà bằng đá“
25.9.2021 Lu Hà
Nỗi Lòng Người Mẹ
Cảm xúc thơ Schiller bài 106
Lenz đáng yêu diễm lệ
Xôn xao trước mùa xuân
Non nước ấy xa gần
Phủ màu xanh thơ mộng
Zephir đôi cánh rộng
Làn gió thổi bao la
Oreade thiết tha
Những đóa hoa trở lại
Lang thang tìm con gái
Ceres giọt lệ rơi
Chớp sáng khắp muôn nơi
Thần Zeus răn trái đất
Bỗng tự nhiên biến mất
Proserpina
Máu thịt vợ chồng ta
Lọt vào tay Orcus
Thế giới ngầm xúi dục
Thâm u chúa Diêm Vương
Băng giá lạnh tang thương
Dòng Styx chảy xiết
Một nỗi buồn thống thiết
Nứt ra vạn lối mòn
Những bóng ma héo hon
Linh hồn không trở lại
Người phàm trần hoang dại
Con cháu được sinh ra
Bộ tộc Pyrrha
Nấm mồ qua ngọn lửa
Thần Jovi đã hứa
Chọn Assyria
Những căn lều trau tria
Parzen thành định mệnh
Bước chân đi khập khễnh
Đôi mắt ướt buồn thiu
Màu đen tối ỉu xìu
Nhức nhối lòng trắc ẩn
Mối thâm thù cừu hận
Qủy dữ dẫn dắt đi
Tuổi con gái xuân thì
Iris vào địa ngục
Aurora thúc giục
Nguồn ánh sáng phát ra
Bình minh gọi thiết tha
Hy vọng về cuộc sống
Ceres gieo hạt giống
Mầm cây lá xanh tươi
Hoa quả ngọt mỉm cười
Tình yêu thương vô hạn
Sông hồ dù khô cạn
Lòng mẹ không đổi thay
Cam chịu bao đắng cay
Quyết tìm con bằng được.
Nguyên tác: “Than Thở Của Ceres“
8.10.2021 Lu Hà
Ngọn Lửa Lòng
Cảm xúc thơ Schiller bài 108
Dấn thân vào xã hội
Khao khát nhất linh hồn
Chàng trai trẻ bồn chồn
Với tấm lòng sắt đá
Chân lý càng cao cả
Cánh tay phải trung thành
Vang vọng bởi âm thanh
Giữa dòng người đông đúc
Trái tim anh thúc giục
Xông xáo các nẻo đường
Dạt dào những yêu thương
Mối tơ duyên hội ngộ
Biết bao điều thách đố
Tia sáng chói ban ngày
Như bạn đời thẳng ngay
Ánh hào quang ấm áp
Vượt phong ba bão táp
Không phải bởi than hồng
Nổi trôi giữa cộng đồng
Bằng cái nhìn thế giới.
Nguyên tác: “Ánh sáng và sự ấm áp “
14.10.2021 Lu Hà
Thơ Tình Chùm Số 1.393
Đàn Ông
Cảm xúc thơ Schiller bài 105
Cổ kim ai sẽ hơn ai?
Tu mi nam tử anh tài sinh ra
Trượng phu trong cõi người ta
Chọc trời khuấy nước vị tha nhân loài
Thánh nhân xây dựng tượng đài
Giếng trời phun nước nguôi ngoai tấc lòng
Tự do chi quản long đong
Hồng ân Thiên Chúa cầu mong tháng ngày
Thì thầm thiếu phụ đắm say
Long lanh ánh mắt vui vầy canh thâu
Nghẹn ngào sông suối nông sâu
Hay trong bồn tắm âu sầu lệ rơi
Bồn chồn mái tóc rối bời
Thẹn thùng cả nể tình người đàn ông
Bóc tem gái đã có chồng
Hoàng cung công chúa má hồng nôn nao
Phi tần thị nữ xôn xao
Đàn lia tôi gảy dạt dào hồn thơ
Buông rèm hoàng hậu đợi chờ
Lửa từ tủy sống ngẩn ngơ anh hùng
Đại dương sóng vỗ chập chùng
Anh trai thần thánh thủy cung âm thầm
Quills cười vầng trán trầm ngâm
Pompejen sức mạnh tiếng tăm vang lừng
Pharsalus phải dè chừng
Đeo bùa hộ mệnh tưng bừng Rome
Chàng trai La Mã khiên che
Châu Phi nóng bỏng bạn bè tôn vinh
Biển đen vùng vẫy cá kình
Hekla nhấp nháy thất kinh chiến thuyền
Bàn tay rắn chắc bắn tên
Vàng tơ mái tóc lưu truyền ngàn năm
Bâng khuâng dưới ánh trăng rằm
Ngậm vành kết cỏ con tằm nhả tơ
Hồ sen cá lội lờ đờ
Trần truồng tiên nữ sững sờ nhìn tôi
Trái tim thấp thỏm bồi hồi
Nâng niu ngọn lửa xa xôi trộm về
Phong trần dặm nẻo sơn khê
Thanh gươm vó ngựa dãi dề nắng mưa
Aí ân nồng hậu say xưa
Bàng hoàng gà gáy song thưa nắng tràn
Ngỡ ngàng má phấn nồng nàn
Nỡ nào bỏ chạy ngút ngàn nương dâu
Khăn rơi để lộ mái đầu
Các vòng lỏng lẻo bán cầu xinh tươi
Hoàng hôn dải yếm buông lơi
Giác quan bần bật nụ cười thiên thai
Tự hào đáng bậc tài trai
Đàn ông đích thực còn ai hơn mình?
Trận cờ chén rượu lưu linh
Võ đài mở hội chiến trinh trận tiền.
Nguyên tác: “Kastraten und Männer“
4.10.2021 Lu Hà
Nỗi Lòng Người Mẹ
Cảm xúc thơ Schiller bài 106
Lenz đáng yêu diễm lệ
Xôn xao trước mùa xuân
Non nước ấy xa gần
Phủ màu xanh thơ mộng
Zephir đôi cánh rộng
Làn gió thổi bao la
Oreade thiết tha
Những đóa hoa trở lại
Lang thang tìm con gái
Ceres giọt lệ rơi
Chớp sáng khắp muôn nơi
Thần Zeus răn trái đất
Bỗng tự nhiên biến mất
Proserpina
Máu thịt vợ chồng ta
Lọt vào tay Orcus
Thế giới ngầm xúi dục
Thâm u chúa Diêm Vương
Băng giá lạnh tang thương
Dòng Styx chảy xiết
Một nỗi buồn thống thiết
Nứt ra vạn lối mòn
Những bóng ma héo hon
Linh hồn không trở lại
Người phàm trần hoang dại
Con cháu được sinh ra
Bộ tộc Pyrrha
Nấm mồ qua ngọn lửa
Thần Jovi đã hứa
Chọn Assyria
Những căn lều trau tria
Parzen thành định mệnh
Bước chân đi khập khễnh
Đôi mắt ướt buồn thiu
Màu đen tối ỉu xìu
Nhức nhối lòng trắc ẩn
Mối thâm thù cừu hận
Qủy dữ dẫn dắt đi
Tuổi con gái xuân thì
Iris vào địa ngục
Aurora thúc giục
Nguồn ánh sáng phát ra
Bình minh gọi thiết tha
Hy vọng về cuộc sống
Ceres gieo hạt giống
Mầm cây lá xanh tươi
Hoa quả ngọt mỉm cười
Tình yêu thương vô hạn
Sông hồ dù khô cạn
Lòng mẹ không đổi thay
Cam chịu bao đắng cay
Quyết tìm con bằng được.
Nguyên tác: “Than Thở Của Ceres“
8.10.2021 Lu Hà
Thần Trí
Cảm xúc thơ Schiller bài 107
Sững sờ trước bức tượng
Thông thạo các đường dây
Laura đẹp ngất ngây
Thổn thức hồn da diết
Sự sống và cái chết
Philadelphia
Thống trị cõi người ta
Tinh thần là bất diệt
Tiếng kêu gào thảm thiết
Khắc khoải mải đi tìm
Sơ sinh seraphim
Thoát khỏi vùng hỗn loạn
Dây đàn vàng đứt đoạn
Từ bóng tối bắn ra
Tia lửa phóng bay xa
Mặt trời khuân tạo hóa
Sóng thủy triều minh họa
Ngọc trai sáng muôn màu
Sấm sét lướt qua mau
Âm thanh vang tảng đá
Trận mưa xanh hoa lá
Xuyên thấu suốt rừng dương
Dòng chảy khắp bốn phương
Cây bồ đề trồi gốc
Bão tố cơn xoáy lốc
Nước phù sa đỏ ngầu
Tiếng hú vọng từ đâu
Rì rầm đêm sa mạc
Bóng ma hời thất lạc
Aó trắng đứng bên tôi
Trái tim đập bồi hồi
Ngôn ngữ đừng nói dối
Âm nhạc không tội lỗi
Bình minh tỏa nấm mồ
Ong bướm vẫn lô nhô
Trên bông hoa trinh nữ.
Nguyên tác: “Laura bên cây đàn piano“
13.10.2021 Lu Hà
Ngọn Lửa Lòng
Cảm xúc thơ Schiller bài 108
Dấn thân vào xã hội
Khao khát nhất linh hồn
Chàng trai trẻ bồn chồn
Với tấm lòng sắt đá
Chân lý càng cao cả
Cánh tay phải trung thành
Vang vọng bởi âm thanh
Giữa dòng người đông đúc
Trái tim anh thúc giục
Xông xáo các nẻo đường
Dạt dào những yêu thương
Mối tơ duyên hội ngộ
Biết bao điều thách đố
Tia sáng chói ban ngày
Như bạn đời thẳng ngay
Ánh hào quang ấm áp
Vượt phong ba bão táp
Không phải bởi than hồng
Nổi trôi giữa cộng đồng
Bằng cái nhìn thế giới.
Nguyên tác: “Ánh sáng và sự ấm áp “
14.10.2021 Lu Hà
Đóa Hoa Trinh Nữ
Cảm xúc thơ Schiller bài 109
Bến sông tôm cá rong chơi
Bướm ong dan díu lả lơi sắc màu
Giai nhân tài tử đua nhau
Xôn xao đồng cỏ dưới bầu trời xanh
Hạt sương trên ngực long lanh
Líu lo chim hót trong lành gió xuân
Váy thêu phấp phới xa gần
Balsam mùi vị bần thần ngẩn ngơ
Ruồi vàng giao phối hoang sơ
Linh hồn cô gái đôi bờ ái ân
Laura yểu điệu thanh tân
Cung đàn dang dở mỹ nhân thủa nào
Trần gian kỷ niệm nôn nao
Bồng bềnh hơi thở nghẹn ngào xa xôi
Đóa hoa trinh nữ của tôi
Nhụy hương thoanng thoảng bồi hồi trái tim
Mùa đông mải miết đi tìm
Tuyết rơi băng giá im lìm bóng ma
Nửa vầng trăng khuyết thiên nga
Mùa xuân ấm áp gương ngà ngắm soi.
Nguyên tác: “Hoa Của Tôi“
21.10.2021 Lu Hà
Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 228
Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 75
“Ngư tiều thấy lính lôi lão sãi
Nghề thày chùa ngang trái nhiễu nhương
Oản xôi tham của cúng rường
Mắm tôm thịt chó hại người hiền lương
Cõi dương gian mấy mươi giải nạn
Lại nhẫn tâm tát cạn hồ thiền
Trai phòng thác loạn triền miên
Bệnh tà chẳng cứu đảo điên nhân loài
Sư hổ mang bụng gài gươm giáo
Vãi mấy bà vênh váo nghênh ngang
Tam quy ngũ giới chẳng màng
Phật đường phóng túng khói nhang mịt mờ
Làm thầy giải dật dờ sớm tối
Dẫn chúng sinh lạc lối sai đàng
Chẳng cần dược tính thuốc thang
Vẽ bùa pha nước bệnh càng phát ra
Đồ hàng mã quỷ tà ma sợ
Sau vườn chùa cây cỏ đốt liền
Gọi hồn cầu đảo huyên thiên
Miệng hô thần chú lạc miền hoàng sa
Ống nồi thâu gật gà con bệnh
Ép uống ngay tấp tểnh di đà
Liên đoàn phật giáo tăng ma
Chống lưng đã có sai nha cửa quyền
Giải trăm bệnh tuyên truyền cửa Phật
Chịu phép thầy phải thật lắm tiền
Nam mô cứu khổ đạo hiền
Nguyên do tiền kiếp quy tiên là thường
Phán quan quát, bất lương bá đạo
Còn bán rao lếu láo Phật bà
Nhẫn tâm bòn rút người ta
Dân lành điêu đứng cửa nhà lầm than
Lá bùa đốt hòa tan trong nước
Thuốc thần linh cá cược mạng người
Tụng kinh gõ mõ kiếm lời
Chất chồng tội ác dối trời lừa dân
Nào biếu cổ phong sài ngứa rát
Dịch hoành hành bệnh phát tràn lan
Giải trà, giải sáp ngỗng ngan
Trẻ già trai gái khóc than lạy mày
Đổ thừa Phật, ô hay họ Thích
Gốc bồ đề tĩnh mịch làm thinh
Phương tây chẳng chẳng chịu độ mình
Từ đời Đông Hán dân tình bất an
Sư mật vụ sáu đàn ba cảnh
Dựng nhà chay ngang ngạnh pháp sư
Đua nhau giả dạng chân như
Áng sen rửa ruột đứ đừ thân ma
Chuông thỉnh nguyện thiết tha đức Phật
Chặt chân tay kêu Bật Mã Ôn
Công danh dòng giõi Sa Môn
Nuốt châm chữa bệnh tiếng đồn Cưu ma
Nhận cao tăng ba hoa kinh tụng
Hoa trời bay đá trúng đỉnh đầu
Cảm thương Tiêu Diễn công tu
Bỏ mình ba thứ vân du nẻo nào?“
Phật bà Quan Âm, nguyên là Quán Thế Âm nhưng do tránh chữ Thế trong tên nhà vua Đường là Lý Thế Dân nên gọi là Quan Âm hoặc Quán Âm, là tên của Bồ Tát Quán Thế Âm tại Việt Nam,Chiana, Triều Tiên, Nhật Bản và các nước lân cận. Phật tử China ( Tàu) thường thờ cúng Quan Âm bên cạnh các vị Bồ Tát Phổ Hiền , Địa Tạng và Văn-thù. Đó là bốn vị Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Nguyên. Tôi thấy trong Truyện Tây Du Ký nhà văn Ngô Thừa Ân rất ngưỡng mộ ngài luôn xuất hiện trong các chương hồi.
Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm. Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán. Tại Trung Hoa và Việt Nam, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân.
Trong thần thoại, văn học dân gian, hay trong kinh sách nhà Phật (ví dụ phẩm Phổ môn), thì Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bồ Tát có thần lực nhất, chỉ sau Phật Tổ. Điều này có thể là do Quan Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh và là Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa – giác tha, có nghĩa là cứu vớt và giác ngộ người khác – cho nên có thể Phật giáo Đại thừa đã nâng ngài lên tầm quan trọng như vậy, khác biệt với Phật giáo Tiểu thừa. Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Quán Âm. Trong mọi ngôi chùa, thường thì chính giữa là tượng đức Phật Tổ, hai bên là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, tuy nhiên ở ngoài khuôn viên chùa hầu hết đều có tượng đức Phật Tổ hay Quán Thế Âm mà không thấy hoặc ít thấy hơn tượng của các vị Phật hay Bồ Tát khác.
Tranh tượng thường trình bày Quan Âm dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dạng một vị Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt. Có khi Quan Âm ẵm trên tay một đứa bé, có khi một đồng tử theo hầu. Người ta cũng hay vẽ Quan Âm hiện trong mây, hoặc cưỡi rồng trên thác nước. Hình ảnh Quan Âm đứng trên một hải đảo cứu người bị nạn cũng phổ biến, biển cả tượng trưng cho Luân hồi. Tay Quan Âm thường cầm hoa hoa sen hay bình nước Cam lồ.
Có rất nhiều huyền thoại về Bồ Tát Quan Âm. Theo một huyền thoại thì Quan Âm là con gái thứ ba của một nhà vua. Lớn lên, mặc dù vua cha ngăn cản nhưng công chúa quyết đi tu. Cuối cùng vua nổi giận, sai đem giết nàng. Diêm vương đưa nàng vào địa ngục, ở đó công chúa biến địa ngục thành Tịnh độ, cứu giúp người hoạn nạn. Diêm Vương thả nàng ra và công chúa tái sinh lại trên núi Phổ-đà biển Đông và trở thành người cứu độ cho ngư dân. Đến khi vua cha bị bệnh nặng, nàng cắt thịt đắp lên chỗ bệnh. Nhà vua khỏi bệnh và nhớ ơn, cho tạc tượng nàng. Tương truyền rằng, vì hiểu lầm ý của nhà vua mà người ta tạc nên bức tượng nghìn tay nghìn mắt, được lưu truyền đến ngày nay.
Một sự tích được phổ biến tại Việt Nam là Quan Âm Thị Kính, kể rằng ngài đã đầu thai và tu hành 9 kiếp. Trong kiếp thứ 10, ngài được đầu thai làm một con gái trong một gia đình họ Mãng ở nước Cao Ly (ở bán đảo Triều Tiên ngày nay), và được đặt tên là Thị Kính.
Lớn lên, nàng tài sắc nết na lại hiếu thảo hết lòng. Thị Kính được gả cho Thiện Sĩ của gia đình họ Sùng. Khi ở nhà chồng, Thị Kính giữ phận làm dâu, tôn kính phụng dưỡng bố mẹ chồng. Một hôm, khi Thiện Sĩ đang ngủ sau khi đọc sách, Thị Kính thấy ở cằm của chồng mình có mọc sợi râu. Thị Kính đang may vá nên cầm một con dao nhíp trong tay và sẵn tiện cắt đứt sợi râu. Thiện Sĩ giật mình thức giấc, thấy vợ đang cầm dao gần cổ, tưởng rằng Thị Kính đang định giết mình nên la lên.
Sau khi Thị Kính kể lể đầu đuôi, cha mẹ chồng vẫn ngờ rằng Thị Kính có âm mưu giết chồng, bắt Thiện Sĩ phải bỏ vợ. Thị Kính phải trở về nhà cha mẹ mình, quyết định xuất gia đi tu. Bà cải trang thành một người nam giới, trốn nhà đến chùa xin đi tu, lấy pháp danh là Kính Tâm.
Vì là gái giả trai nên Kính Tâm có tướng mạo đẹp đẽ, cho nên có nhiều tín nữ ngưỡng mộ. Thị Mầu, con của một trưởng giả giàu có, trêu ghẹo Kính Tâm, nhưng không được đáp lại. Thị Mầu lại có thai với người đầy tớ. Khi bị tra hỏi, Thị Mầu khai rằng Kính Tâm là cha của thai nhi. Kính Tâm tuy kêu oan nhưng không dám tiết lộ ra bí mật của mình. Sau đó, Kính Tâm phải tu ở ngoài cổng chùa để chùa không bị mang tiếng.
Thị Mầu sinh ra được một đứa con trai, đem đứa nhỏ đến chùa gửi cho Kính Tâm. Kính Tâm vì tính thương người, nhận đứa trẻ vào nuôi dưỡng. Khi đứa trẻ lên 3 tuổi thì Kính Tâm bị bệnh nặng. Biết mình sắp chết, Kính Tâm dặn dò đứa trẻ đưa thư cho sư cụ của chùa và cho ông bà họ Mãng.
Sau khi đọc rõ sự tình, sư cụ kêu người khám xét thi thể Kính Tâm, mới biết rằng Kính Tâm là gái giả trai. Thị Mầu xấu hổ, đành phải tự tử. Thiện Sĩ ăn năn, bèn đi tu, sau này biến thành một con chim.
Quan Âm Bồ Tát (Thị Kính sau khi chết) cũng cứu độ đứa con nuôi, con ruột của Thị Mầu, đem về Nam Hải, để làm người hầu.
Do đó, người ta họa hình Quán Thế Âm Bồ Tát đội mũ ni xanh, mặc áo tràng trắng, ngự trên tòa sen, bên tay mặt có con chim mỏ ngậm xâu chuỗi bồ đề, bên dưới có đứa trẻ bận khôi giáp chắp tay đứng hầu.
Truyền thuyết Quan Âm Diệu Thiện được truyền miệng trong dân gian Việt Nam qua lối truyện thơ. Bài thơ viết theo thể lục bát nói về một vị công chúa đã xuất gia ở Việt Nam để độ hoá cho vua cha có nhiều tội ác.
Vị công chúa này, nguyên ở nước Hùng Lâm thuộc Ấn Độ, là người con gái thứ ba của một vị vua. Trước khi sinh công chúa Diệu Thiện thì nhà vua rất mong có hoàng tử nên đã cầu xin rất nhiều nhưng đứa con chào đời lại là một công chúa. Điều này đã làm cho nhà vua sinh lòng oán hận.
Khác hẳn hai người chị, nàng công chúa này lớn lên chỉ say mê kinh kệ và có lòng quy y Phật. Vì cự tuyệt việc lấy chồng nên cô bị giam hãm phía sau hoàng cung. Không thuyết phục được con mình hoàn tục, vua giả vờ cho phép con tu ở chùa Bạch Tước rồi ngầm ra lệnh cho các sư sãi phải tìm cách thuyết phục cho công chúa hoàn tục. Nếu không sẽ giết hết các sư sãi trong chùa. Nhưng mọi cách đều không lung lạc được ý quyết của công chúa.
Giận con, vua ra lệnh đốt chùa để giết cô công chúa nhưng trời bỗng có mưa dập tắt lửa. Chưa hết giận, vua bèn hạ lệnh xử chém, thì trời bỗng giông tố, tạo ra sét đánh văng búa của đao phủ thủ. Vua tức giận ra lệnh xử giảo công chúa nhưng ngay lúc đó xuất hiện một con cọp trắng xông ra cõng công chúa mang đến chùa Hương.
Diệu Thiện tu hành ở đó và cảm hoá được muông thú.
Trong khi đó, vua trong triều đột nhiên bị chứng bệnh hủi không chữa được, dần dần hai bàn tay bị rơi rụng và mắt trở nên mù. Công chúa tu đã đến kì đắc đạo trở về thăm cha và đã hy sinh hai mắt cùng hai tay để cho cha. Sau đó công chúa nhập Niết Bàn và cứu độ cha mẹ và hai chị cùng thành Phật.
Trong truyện đã đề cao hai đặc tính của bồ tát, đó là nhân và hiếu. Với trí huệ và giới hạnh thì hiếu có thể độ giúp cứu thoát được cha mẹ mình, cùng như nhân có thể độ giúp nhiều người thoát vòng mê lầm trở về với trí huệ.
Tôn Ngộ Không từng được Ngọc Hoàng phong cho chức Bật Mã Ôn ( quan coi ngựa trên thiên đình) sau bất mãn tự nhận là Tề Thiên Đại Thánh, là một trong những nhân vật chính của tiểu thuyết Tây Du Ký là nhân vật giả tưởng có thể được xem là nổi tiếng nhất trong văn học Tàu. Tôn Ngộ Không là một pháp sư, nhà sư, thánh nhân, chiến binh có hình thể là một con khỉ, nhân vật được phỏng theo truyện dân gian từ thời nhà Đường. Trong tiểu thuyết, ông là một con khỉ được sinh ra từ một hòn đá, thông qua luyện tập bởi một đạo sĩ Đạo giáo nên đã đạt những quyền năng phép thuật siêu nhiên. Sau khi nổi loạn ở Thiên Cung và bị Đức Phật giam cầm dưới một ngọn núi, ông được giải thoát và đi theo Đường Tăng, một nhà sư thời Đường, đi lấy kinh ở Tây Thiên (ám chỉ Ấn Độ thời đó).
Tôn Ngộ Không sở hữu sức mạnh phi thường; ông có thể nâng được một ngọn núi xấp xỉ 8 tấn một cách dễ dàng. Ông cũng cực kỳ nhanh, có thể đi được 13.468 dặm ngày nay, tức khoảng 21.675 km trong một lần cân đẩu vân. Ông biết 72 phép biến hoá, cho phép ông biến thành nhiều loài động vật và vật thể khác nhau; tuy nhiên, thỉnh thoảng gặp khó khăn ở phần đuôi. Tôn Ngộ Không là một chiến binh tinh thông võ nghệ, từng đánh bại những Thiên binh thần tướng giỏi trên Thiên Đình. Mỗi sợi lông của ông cũng sở hữu những đặc tính ma thuật, có khả năng biến thành những bản sao mình hoặc thành vũ khí, động vật và các vật thể khác. Ông biết chỉ huy gió, mưa, nước cùng các hiện tượng tự nhiên thông thường (bằng cách nhờ vả các vị thần điều khiển chúng). Ngoài ra, do từng bị nhốt trong lò luyện đan, nên ông cũng có khả năng gọi là “Hoả nhãn kim tinh”, có thể nhìn thấu bản thể sinh vật đó, biết được yêu quái giả dạng.
Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 76
“Đạo Phật ấy âm hao chẳng rõ
Mật Hằng Hà chăng chớ sắc không
Đạt Ma gậy lướt qua sông
Bảy mươi hai cảnh chùa Đông sãi đầy
Sư Tổ lê về Tây chiếc dép
Chúa Lương kia thúc ép thầy ôi!
Giang san gấm vóc mất rồi
Mục Liên chẳng rước mẹ ngồi tòa sen
Để chi nỗi thân hèn ngạ quỷ
Ngục tối tăm bi lụy bát cơm
Đâu cần than củi lò rơm
Lửa thiêu tam muội hạt cờm đắng cay
Đường Thiên trúc xưa nay cực khổ
Cứu vớt người tịnh độ chúng sinh
Nghe lời sãi dụ quên mình
A di mượn tiếng bất bình khoanh tay
Mày giả dạng ăn chay niệm Phật
Lường gạt người chiếm đất cướp vườn
Phong bì cửa hậu bôi trơn
Cường hào cấu kết chập chờn cà sa
Đầu cạo trọc bê tha sa đọa
Cúng vong linh hăm dọa nghiệp xưa
Oan gia trái chủ mẹo lừa
Chùa to tượng lớn đò đưa bạc tiền
Ba hồi trống lệnh truyền cấp tốc
Chân bị xiềng gậy gộc phang liền
Đánh cho tiệt thói quàng xiên
Đầu thai kiếp chó tịch biên gia tài
Bỗng lính bẩm thưa ngài quan lớn
Có hai tên lởn vởn cửa hang
Phán quan nhận diện hai chàng
Túi thơ gùi thuốc nhẹ nhàng thanh tao
Quan lớn phán Mộng, Bào hai họ
Hậu bối nên lấy đó răn mình
Cốt sao y thuật cho tinh
Học hành cẩn trọng sinh linh cậy nhờ
Chớ theo thói nhuốc nhơ thế tục
Tấm lòng thành hạnh phúc cứu người
Dối mình mười lạnh một phơi
Suy đi nghĩ lại đạo đời hanh thông
Vòng nhân quả rõ trông báo ứng
Năm tội đồ lạm dụng y khoa
Nhớ câu “thiện ác đáo đầu
Có vay có trả tránh đâu lưới trời
Quan lớn nói những lời tâm phúc
Cả hai chàng phủ phục lắng nghe
Mời trà căn dặn mọi bề
Rồi sai quân lính đưa về cửa hang
Bên cạnh hang ngỡ ngàng thần miếu
Cảnh thâm u tơ liễu vắng hoe
Trên thềm cỏ mọc le te
Tùng cao bách rộng tàn che um tùm.“
Bồ-Đề-Đạt-Ma dịch nghĩa là Giác Pháp . Ông được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật. Theo truyền thuyết của Tàu, ông đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm và dẫn đến việc hình thành môn võ Thiếu Lâm. Ông cũng là cha đẻ của Thiền Phật giáo Trung nguyên.
Còn rất ít thông tin về tiểu sử của ông, chủ yếu chỉ còn lại là truyền thuyết. Truyền thuyết về nguồn gốc của ông cũng khác nhau, tại Trung Quốc tồn tại 2 truyền thuyết về ông, tại Ấn Độ truyền thuyết kẻ rằng Bồ Đề Đạt Ma là con trai thứ ba của một vị vua Pallava Tamil từ Kanchipuram, trong khi ở Nhật Bản truyền thuyết kể rằng ông đến từ Ba Tư.
Bồ-đề-đạt-ma là đệ tử và truyền nhân của Tổ thứ 27, Bát-nhã-đa-la và là thầy của Huệ Khả, Nhị tổ Thiền Trung nguyên. Sự tích truyền pháp của Bát-nhã-đa-la cho Bồ-đề-đạt-ma được truyền lại như sau:
Tổ hỏi:
– “Trong mọi thứ, thứ gì vô sắc?”
Bồ-đề-đạt-ma đáp:
-“Vô sinh vô sắc”.
Tổ hỏi tiếp:
“Trong mọi thứ, cái gì vĩ đại nhất?”
Bồ-đề-đạt-ma đáp:
-“Phật pháp vĩ đại nhất”.
Sau khi trở thành Tổ thứ 28, Bồ-đề-đạt-ma đi thuyền qua Nam Trung nguyên . Sau khi truyền đạo cho Lương Vũ Đế không thành, Bồ-đề-đạt-ma đến Lạc Dương, lên chùa Thiếu Lâm trên rặng Tung Sơn. Nơi đây, Bồ-đề-đạt-ma tu thiền định, chín năm quay mặt vào vách không nói; cũng tại đây, Huệ Khả đã gặp Bồ-đề-đạt-ma để lại truyền thuyết bất hủ về việc quyết tâm học đạo của mình.
Tư liệu về cuộc đời của Bồ-đề-đạt-ma là một vương tử Nam Ấn Độ không rõ ràng. Có truyền thuyết cho rằng sư phụ của Bồ-đề-đạt-ma là Bát-nhã-đa-la từng dặn sư hãy đợi 60 năm sau khi mình chết mới được đi Trung Quốc. Như thế Bồ-đề-đạt-ma phải cao tuổi lắm lúc đến Trung Quốc. Theo tài liệu khác thì Bồ-đề-đạt-ma đến Trung Quốc lúc 60 tuổi. Cả hai thuyết này không phù hợp với cuộc đời Sư, từ 470-543, là ngày tháng được phần lớn nguồn tài liệu công nhận. Sau khi đến, sư nhận lời mời của Vũ Đế đi Nam Kinh. Cuộc gặp gỡ giữa Bồ-đề-đạt-ma và Vũ Đế được các ngữ lục ghi lại như sau:
Là một người phụng sự đạo Phật, Lương Vũ Đế đã cho xây trong nước mình nhiều chùa chiền, bảo tháp. Vũ Đế hỏi nhà sư Ấn Độ:
– “Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?”
Đạt Ma đáp:
“Không có công đức.”
– “Tại sao không công đức.”
– “Bởi vì những việc vua làm là nhân “hữu lậu”, chỉ có những quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật.”
– “Vậy công đức chân thật là gì?”
Sư đáp: “Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không vắng lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép kinh, độ tăng) mà cầu được.”
Vua lại hỏi:
-“Nghĩa tối cao của thánh đế là gì?”
– “Một khi tỉnh rõ, thông suốt rồi thì không có gì là thánh.”
– “Ai đang đối diện với trẫm đây?”
– “Tôi không biết.”
Đó là những lời khai thị về yếu tính Phật pháp rất rõ ràng, nhưng Vũ Đế không lĩnh hội được. Cuộc gặp với Lương Vũ Đế cho Bồ-đề-đạt-ma thấy rõ là chưa đến thời truyền pháp tại Trung nguyên. Sau đó theo truyền thuyết nhà sư vượt sông Dương Tử bằng một chiếc gậy về sau trở thành một đề tài của hội họa Thiền, đến chùa Thiếu Lâm ở Bắc nước Tàu. Người ta không biết rõ sư mất tại đó hay rời Thiếu Lâm sau khi truyền tâm ấn cho Huệ Khả. Theo một truyền thuyết thì Bồ-đề-đạt-ma về lại Ấn Độ sau chín năm lưu lại China.
Sư có ý muốn hồi hương, trước khi về, gọi đệ tử trình bày sở đắc: “Giờ ta ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình”.
Đạo Phó bạch: “Theo chỗ thấy của tôi, muốn thấy đạo phải chẳng chấp văn tự, mà cũng chẳng lìa văn tự.”
Sư đáp: “Ông được lớp da của tôi rồi.”
Ni Tổng Trì nói: “Chỗ giải của tôi như cái mừng vui thấy nước Phật (tâm) bất động, thấy được một lần, sau không thấy lại nữa.”
Sư nói: “Bà được phần thịt của tôi rồi.”
Đạo Dục, một đệ tử khác, bạch: “Bốn đại vốn không, năm uẩn chẳng phải thật có, vậy chỗ thấy của tôi là không một pháp nào khả được.”
Sư đáp: “Ông được bộ xương của tôi rồi.”
Cuối cùng, đến phiên Huệ Khả. Huệ Khả lễ bái sư rồi đứng ngay một chỗ, không bạch không nói gì cả. sư bảo: “Ngươi đã được phần tuỷ của ta.”
Rồi ngó Huệ Khả, sư nói tiếp: “Xưa Như Lai trao ‘Chánh pháp nhãn tạng’ cho Bồ tát Ca Diếp, từ Ca Diếp chánh pháp được liên tục truyền đến ta. Ta nay trao lại cho ngươi; nhà ngươi khá nắm giữ, luôn với áo cà sa để làm vật tin. Mỗi thứ tiêu biểu cho một việc, ngươi nên khá biết.”
Huệ Khả bạch: “Thỉnh sư chỉ bảo cho.”
Sư nói: “Trong, truyền pháp ấn để khế chứng tâm; ngoài, trao cà sa để định tông chỉ. Đời sau, trong cảnh cạnh tranh, nếu có người hỏi ngươi con cái nhà ai, bằng vào đâu mà nói đắc pháp, lấy gì chứng minh, thì ngươi đưa bài kệ của ta và áo cà sa ra làm bằng. Hai trăm năm sau khi ta diệt rồi, việc truyền y dừng lại. Chừng ấy, đâu đâu người hiểu đạo và nói lý rất nhiều, còn người hành đạo và thông lý rất ít, vậy ngươi nên cố xiển dương đạo pháp, đừng khinh nhờn những người chưa ngộ. Bây giờ hãy nghe bài kệ của ta:”
“Ngô bản lai tư thổ
Truyền pháp cứu mê tình.
Nhất hoa khai ngũ diệp
Kết quả tự nhiên thành.
Ta đến đây với nguyện,
Truyền pháp cứu người mê.
Một hoa nở năm cánh,
Nụ trái trổ ê hề.“
Sư lại nói thêm: “Ta có bộ kinh Lăng Già bốn cuốn, nay cũng giao luôn cho ngươi, đó là đường vào tâm giới, giúp chúng sanh mở được cửa kho tri kiến của Phật. Ta từ Nam Ấn sang đến phương Đông này, thấy Xích Huyện Thần Châu có đại thừa khí tượng, cho nên vượt qua nhiều nơi, vì pháp tìm người. Nhưng bao nhiêu cuộc gặp gỡ không làm ta mất lòng, bất đắc dĩ phải ừ hử vậy thôi. Nay được ngươi để truyền thọ y pháp, ý ta đã toại!”
Theo một thuyết khác thì Bồ-đề-đạt-ma sống đến 150 tuổi, cuối cùng bị đầu độc và được an táng ở Hồ Nam. Sau đó một vị tăng đi hành hương ở Ấn Độ về gặp Bồ-đề-đạt-ma trên núi Hùng Nhĩ. Bồ-đề-đạt-ma, tay cầm một chiếc dép, cho biết mình trên đường về Ấn Độ và Trung Quốc sẽ tiếp nối dòng Thiền của mình. Về tới Trung Quốc vị tăng này vội báo cho đệ tử, đệ tử mở áo quan ra thì không thấy gì cả, chỉ còn một chiếc dép. Vì tích này, tranh tượng của Bồ-đề-đạt-ma hay được vẽ vai vác gậy mang một chiếc dép.
Bồ-đề-đạt-ma truyền phép thiền định mang truyền thống Đại thừa Ấn Độ, đặc biệt sư chú trọng đến bộ Nhập Lăng-già kinh (sa. laṅkāvatāra-sūtra). Tuy nhiên, Thiền tông Trung Nguyên chỉ thành hình thật sự với Huệ Năng, Tổ thứ sáu, kết hợp giữa thiền. Ấn Độ và truyền thống đạo Lão, được xem là một trường phái đặc biệt “nằm ngoài giáo pháp nguyên thuỷ”. Thiền tông Trung Quốc phát triển rực rỡ kể từ đời nhà Đường.
Theo Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì Bồ-đề-đạt-ma có thể từng đến Việt Nam (Giao Châu) cuối đời nhà Tống cùng với một vị sư Ấn Độ tên là Pháp Thiên .
Bồ đề đạt ma được coi là tổ sư, người sáng lập phái võ Thiếu Lâm. Môn võ này có nguồn gốc từ môn võ thuật cổ truyền của Ấn Độ là võ Kalaripayat, mà Bồ-đề-đạt-ma là một võ sư của môn võ này.
20.5.2020 Lu Hà