Đôi điều về học thuyết giá trị thặng dư của Mác. Đặng Xuân Thanh
Đôi điều về học thuyết giá trị thặng dư của Mác.

![]() ![]() |
|||
|
Lâu nay, không ít người trong số chúng ta và kể cả mấy triệu đảng viên luôn luôn nghĩ rằng, công hữu về mặt tư liệu sản xuất thì có nghĩa là toàn bộ của cải của xã hội bao gồm đất đai, nhà cửa và thiết bị máy móc đều là của chung và đã là của chung thì tất nhiên nó phải được phân phối một cách công bằng hơn. Thế nhưng, hiểu như thế là hoàn toàn máy móc và không đúng. Chủ nghĩa Mác-Lê nin đã chỉ ra rằng công hữu về mặt tư liệu sản xuất là nhằm triệt tiêu hình thức tư hữu về mặt tư liệu sản xuất, là nguyên nhân cơ bản và chủ yếu gây ra tình trạng người bóc lột người. Do vậy, sau khi cách mạng tháng mười Nga thành công, Lê nin tuyên bố quốc hữu hóa toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Từ trước cho đến nay, những người cộng sản đều cho rằng mô hình nhà nước XHCN dựa trên nền tảng công hữu về tư liệu sản xuất có trình độ tổ chức và quản lý xã hội ưu việt và cao hẳn mô hình của nhà nước tư bản. Thế nhưng, ở Việt Nam. đi lên từ một nước lạc hậu, nửa thuộc địa và nửa phong kiến mà lại vội vàng sử dụng hình thức công hữu này thì đó là một hành động chủ quan và duy ý chí. Chính vì thế mà giờ đây, nhà nước cộng sản Việt Nam cứ phải từng bước một quay trở lại các hình thức tổ chức và quản lý của nhà nước tư bản. Các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam lâu nay đều rất dị ứng với chế độ tư hữu, vì họ cho rằng đó là nguyên nhân sinh ra bóc lột, đó là sự bất công. Vậy thì cái gì nảy sinh ra sự bóc lột và sự bất công này, nguồn gốc cơ sở lý luận một cách khoa học nó nằm ở chỗ nào? Để làm rõ vấn đề này, chúng ta sẽ xem lại toàn bộ học thuyết giá trị thặng dư của Mác, bởi nó là trung tâm và là nền tảng cơ bản về mặt lý luận của chủ nghĩa chính trị kinh tế học Mác-Lê nin.
Trong học thuyết này, Mác đưa ra công thức H= C+v+m. Trong đó H là giá trị hàng hóa do người công nhân sản xuất ra; C là vốn (tư bản) do nhà tư bản bỏ ra mà Mác gọi đó là tư bản bất biến; v là tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân mà Mác gọi đó là tư bản khả biến; còn m chính là giá trị thặng dư.
Trong quá trình lao động sản xuất ra hàng hóa, người công nhân đã bỏ sức lao động để tạo ra một giá trị mới (v+m) cũng là giá trị do lao động kết tinh. Đúng ra giá trị này lẽ ra người công nhân được hưởng hết nhưng nhà tư bản chỉ trả cho người công nhân một phần ( chính là v) phần còn lại nhà tư bản hưởng hết (chính là giá trị thặng dư: m) Mác gọi việc nhà tư bản lấy đi toàn bộ giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình lao động sản xuất ra hàng hóa chính là sự bóc lột. Nó tạo nên sự tích lũy tư bản và việc bóc lột giá trị thặng dư chính là bản chất của phương thức tư bản chủ nghĩa. Mác cũng nhấn mạnh rằng vốn mà nhà tư bản bỏ ra (chính là:C) hoàn toàn không tạo ra giá trị sáng tạo nào trong quá trình sản xuất. Do vậy, hoàn toàn không có khái niệm “người có của, kẻ có công”. Như vậy là chúng ta vừa trình bày xong học thuyết giá trị thặng dư của Mác.
Chúng ta cũng phải thông cảm rằng, khi đề ra học thuyết giá trị thặng dư của mình, chắc chắn Mác chỉ nhìn vào mức thu nhập chênh lệch giữa ông chủ và người làm thuê và ông đã gọi đó là sự bất công của chủ nghĩa tư bản, điều này làm ông rất bất bình. Thế nhưng ông ta đã không tự hỏi rằng, hàng hoá được sản xuất ra thì bán cho ai, để phục vụ ai? nếu không phải giới lao động làm thuê thì ai nữa chứ. Nếu như theo Mác giới lao động làm thuê được trả công bằng đồng lương chết đói thì chắc chắn rằng, hàng hoá sản xuất ra sẽ không có ai mua cả. Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng, đời sống của người lao động dưới thời Mác được không ngừng tăng lên cả về mặt tương đối cũng như về mặt tuyệt đối. Tuy nhiên dưới thời Mác việc bóc lột người công nhân một cách thậm tệ là hoàn toàn có thực. Cũng chính vì thế mà trong quá trình phát triển của mình, nhà nước tư bản đã tìm cách phân phối thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội một cách hợp lý và công bằng hơn thông qua chính sách thuế và hệ thống an sinh xã hội. Nếu nhìn vào đời sống của các nước tư bản phát triển ngày nay thì Mác có nằm mơ cũng không thể thấy đời sống của người dân lại đầy đủ đến như vậy và chắc chắn nó sẽ cao hơn nhiều cái xã hội cộng sản mà ông đã hoang tưởng ra.
Dưới thời Mác, hệ thống tổ chức và quản lý bộ máy của nhà nước và xã hội còn đơn giản và sơ khai, chủng lượng hàng hoá cũng không phong phú, đa dạng và đồ sộ như bây giờ. Chính vì thế mà ông ta đã tưởng tượng ra một hệ thống trả lương một cách công bằng, đồng thời ông ta cũng ví von nền kinh tế phải có một người nhạc trưởng, cùng với học thuyết giá trị thặng dư ông ta đã nghĩ ra cái gọi là xã hội cộng sản.
Bây giờ chúng ta hãy phân tích sơ qua học thuyết của Mác. Theo tôi, học thuyết giá trị thặng dư của Mác không chỉ trìu tượng mà còn khá lập lờ. Việc ông ta coi tư bản bất biến không sinh ra lợi nhuận là hoàn toàn không có cơ sở lý luận, ngày nay đứa trẻ con cũng phân biệt được điều đó. Rồi ông ta cũng không tính đến công sức tổ chức và quản lý bộ máy của người chủ, rồi cả việc mạo hiểm và trắc trở trong quá trình sản xuất và kinh doanh, giá trị tri thức, trình độ và bản lĩnh của một người chủ mà người công nhân không thể có được. Mác cũng không nói rõ, nếu lợi nhuận dương thì không nói làm gì, còn nếu lợi nhuận âm thì chắc chắn rằng người chủ cũng không thể giảm lương của công nhân mình được mà chỉ còn nước phá sản, bởi vì mặt bằng trả lương cho người làm thuê đã được hình thành trên nền tảng một thị trường lao động đã có sẵn. Do vậy, chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng rằng, học thuyết của Mác còn khá thiểu cận, đơn giản, chưa đầy đủ và sơ sài. Không biết bị bóc lột như thế nào mà đời sống của các nước tư bản cứ tăng lên vùn vụt. Lợi ích của ông chủ tăng lên cũng kéo theo lợi ích của tập thể cũng như của toàn bộ người dân được tăng lên. Tôi chỉ thán phục Mác có một câu: ” Vì động lực lợi nhuận (cũng là để phát triển sản xuất của xã hội) cho dù có bị treo cổ thì nhà tư bản vẫn dám làm.” Chính vì thế mà xã hội tư bản mới có được bộ mặt như ngày hôm nay.
Ngày nay, bộ máy chính trị, kinh tế và xã hội đã trở nên phong phú và đồ sộ, mối liên kết được bao phủ chằng chịt và rộng rãi không chỉ một quốc gia mà còn bao phủ trên toàn thế giới, một quốc gia gặp trắc trở thì cũng ảnh hưởng đến toàn bộ các quốc gia khác. Dưới thời Mác, chủng lượng hàng chỉ ở con số hàng ngàn thì hiện nay đã lên tới hàng triệu, nhu cầu tiêu dùng trước kia chủ yếu là ăn, mặc và ở thì giờ đây đã lên đến hàng trăm thứ. Thuế thu nhập đánh vào người giàu ngày càng tăng và hệ thống an sinh xã hội ngày càng hiện đại và hoàn hảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu gần như vô hạn của con người. Nhà nước tư bản ngày nay luôn tìm mọi cách để nâng cao không ngừng đời sống vật chất cũng như là tinh thần của người dân, thu hẹp khoảng cách bất công trong xã hội. Giờ đây, các hình thái kinh tế xã hội mà Chủ nghĩa Mác và Lê nin đã tạo ra, nghĩ ra đã trở nên đơn giản, lạc hậu và sơ sài, nó hoàn toàn không có cơ sở hiện thực và khoa học. Ấy vậy mà các hình thức tổ chức và quản lý bộ máy chính trị, kinh tế và xã hội của chủ nghĩa cộng sản vẫn còn mang nhiều dấu ấn ở các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên vv… Nó đang cản trở sự phát triển của các quốc gia này.
Lâu nay, vì không thấy ai phân tích một cách cụ thể học thuyết giá trị thặng dư và chỉ cho mọi người thấy rằng nó chẳng có một chút giá trị nào cả. Do vậy, tôi quyết định phân tích học thuyết giá trị thặng dư của Mác cho những người cộng sản thấy rõ sự lỗi thời, sự lạc hậu và không có căn cứ khoa học của nó. Ấy vậy mà một thời nó là nền tảng lý luận của chủ nghĩa cộng sản, là kim chỉ nam cho mọi hành động của đảng cộng sản Việt Nam.
Đặng Xuân Thanh
đặng xuân thanh viết :”Theo tôi, học thuyết giá trị thặng dư của Mác không chỉ trìu tượng mà còn khá lập lờ. Việc ông ta coi tư bản bất biến không sinh ra lợi nhuận là hoàn toàn không có cơ sở lý luận, ngày nay đứa trẻ con cũng phân biệt được điều đó. Rồi ông ta cũng không tính đến công sức tổ chức và quản lý bộ máy của người chủ, rồi cả việc mạo hiểm và trắc trở trong quá trình sản xuất và kinh doanh, giá trị tri thức, trình độ và bản lĩnh của một người chủ mà người công nhân không thể có được. Mác cũng không nói rõ, nếu lợi nhuận dương thì không nói làm gì, còn nếu lợi nhuận âm thì chắc chắn rằng người chủ cũng không thể giảm lương của công nhân mình được mà chỉ còn nước phá sản, bởi vì mặt bằng trả lương cho người làm thuê đã được hình thành trên nền tảng một thị trường lao động đã có sẵn. Do vậy, chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng rằng, học thuyết của Mác còn khá thiểu cận, đơn giản, chưa đầy đủ và sơ sài.”
phê phán triết học mác thế này thì đứa học sinh cũng phê phán được.ở việt nam những kẻ chửi rủa mác nhiều vô kể.
thế nhưng khi dám đi vào phê phán học thuyết giá trị thặng dư của mác thì phải là người có bản lĩnh có trình độ lý luận ,chứ không thể phê phấn theo kiểu mấy bà hàng tôm hàng tép.
vậy xin hỏi đặng xuân thanh xem bài phê phán này:
Chào các bạn!
Hôm nay các bạn hãy tới vùng cấm của chủ nghĩa Cmác,đó là học thuyết về giá trị thặng dư.giá trị thặng dư là luận điểm cơ bản nhất để Cmác xây dựng nên toàn bộ học thuyết của mình.
-nó là vùng cấm bởi vì các triết gia ,các nhà kinh tế học chỉ dám đứng từ xa để chiêm ngưỡng chứ không ai dám bước vào để mổ xẻ nó mà xem xét.khi đã đứng ở xa để chiêm ngưỡng thì các nhà triết gia, các nhà kinh tế học đều bị ánh hào quang của học thuyết về giá trị thặng dư của Cmác làm loá mắt.
-Nó là vùng cấm vì cho đến nay chưa có nhà kinh tế học nào đưa ra được cách xác định giá trị thặng dư khác với những điều Cmac đã chỉ bảo.
Theo tôi được biết thì các nhà triết gia ,các nhà kinh tế học việt nam đã đưa học thuyết giá trị thặng dư lên bàn để thờ,hàng ngày các vị ấy khấn vái để cầu mong học thuyết giá trị thặng dư của Cmác đem lại bình an hạnh phúc cho mọi người.vì vậy họ không dám đối mặt với học thuyết ấy , họ lấy nó làm kim chỉ nam cho mọi hành động của họ.trong tư duy của họ không lúc nào dám nghĩ đến việc đem học thuyết giá trị thặng dư của Cmac ra để mà phán xét.
Việc đem học thuyết giá trị thặng dư lên bàn để phấn xét là một việc làm dũng cảm,vì nếu không có lòng dũng cảm thì chúng ta không có đủ tự tin,không có niềm tin thì chúng ta không dám làm gì cả.
Các bạn đừng cho tôi là kẻ ngạo mạn,những lời hô hào như vậy chỉ để chúng ta vững tâm đi vào vùng cấm.
Khi tôi viết bài chỉ trích chính phủ các nước thì bạn subatai phê phán rằng:
Tôi nói thẳng với bạn thuykhue nhé, bạn đang tự vĩ cuồng mình khi chỉ trích tất cả chính phủ các nước, điều đó vượt quá khả năng của những thiên tài kinh tế thế giới chứ đừng nói là những người nhỏ bé ở x-cà này.
Tôi nhìn thấy sự cuồng nhiệt muốn cải tạo xã hội đến mù quáng trong con người bạn, giống như đã từng xảy ra với Karl Marx và nếu tiếp tục, nó sẽ dẫn bạn đến sai lầm và lúc ấy, một chủ trương bạo lực Cộng Sản sẽ là cái đích cuối cùng trong tư duy của bạn.
Bạn cần phải được dội một thùng nước lạnh vào mặt ngay bây giờ!
Chỉ trích chính phủ các nước mà bạn ấy bảo là vượt quá khả năng của những thiên tài kinh tế thế giới,vậy thì không ai có khả năng đi vào vùng cấm này sao?vậy mà những người nhỏ bé ở x-cà này dám cả gan đem cả học thuyết về giá trị thặng dư của Cmac ra để phẩn xét thì quả là những con người cuồng nhiệt thật rồi.những con người ở xứ x-ca này cuồng nhiệt nhưng cuồng nhiệt bằng lý luận chứ không phải bằng những câu chửi đổng hoặc những lời nói suông
Lê nin thực sự đã thành công vì đã làm cho cả nhân loại,những người như subatai phải khiếp sợ mỗi khi nghĩ đến làm cách mạng xã hội.theo lối suy nghĩ ấy thì chỉ có bạo lực cộng sản thì mới là làm cách mạng xã hội.
Nhưng hãy dẹp lại những dư luận bao quang chúng ta để chúng ta vững tâm bước vào vùng cấm.trước khi đưa ra phán xét những quan điểm về giá trị thặng dư của Cmac thì ta hãy xem quan điểm về giá trị thặng dư mà các nhà kinh tế chính trị học Mác Lê nin đã phát biểu như thế nào.
Theo cuốn sách kinh tế chính trị Mac-Lê Nin do Ts An Như Hải chủ biên,do nhà xuất bản lý luận chính trị xuất bản năm 2005 có viết:
Để sản xuất nhà tư bản phải mua các yếu tố sản xuất gồm tư liệu sản xuất và sức lao động giả định việc mua này đúng giá trị .chẳng hạn nhà tư bản sản xuất 20kg sợi trong 8 giờ chia làm 2 lần:
Trong 4 giờ đầu ,để sản xuất 10kg sợi,nhà tư bản ứng tư bản để:
-mua 10kg bông hết 10 USD.
-để chuyển hết 10kg bông thành sợi,chi phí về hao mòn máy móc hết 2 USD.
-mua sức lao động cả ngày (8 giờ)là 3USD
Giả sử trong 4 giờ đầu người công nhân tạo thêm lượng giá trị mới là 3USD như vậy kết quả sản xuất tạo ra lượng sợi là 15 USD.nhà tư bản đem sợi bán trên thị trường theo đúng giá trị và thu được 15 USD.nếu ngày lao động chỉ dừng lại ở 4 giờ đầu thì nhà tư bản không có lợi gì,tiền chưa chuyển hoá thành tư bản.song vì nhà tư bản thuê công nhân cả ngày(8 giờ),nên không có lý do gì mà không tiếp tục sử dụng sức lao động của 4 giờ còn lại.trong 4 giờ lao động sau ,để sản xuất 10kg sợi nhà tư bản chỉ phải chí phí 12 USD(10 USDmua 10kg bông và 2 USD hao mòn máy móc),nhà tư bản không phải trả tiền công công nhân nữa.tương tự như 4 giờ đầu ,nhà tư bản lại có số lượng sợi trị giá 15 USD.
Tổng cộng trong một ngày làm việc 8 giờ nhà tư bản phải chi phí : 20 USD bông,hao mòn máy móc 4 USD trả lương cho công nhân 3 USD.
Tổng chi phí 27 USD
Sau sản xuất và đem bán 20kg sợi trên thị trường thu được 30USD.
Như vậy nhà tư bản thu được 3 USD dôi ra(30USSD-27 USD)
Phần dôi ra đó chính là giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
Theo cách giải thích ấy đã đem đến cho chúng ta một nhận thức là người chủ sản xuất sợi đã trực tiếp bóc lột người công nhân mà anh ta đã thuê để chiếm đoạt lượng giá trị dôi ra là 3 USD.
+Thuykhe phán sét:
Đọc qua sự phân tích của các nhà kinh tế học Mác-Lê Nin ta thấy,cách giải thích rất khoa học ,lập luận chắc chắn khó có thể nhận ra được sai lầm vì vậy đã đánh lừa được cả nhân loại.
Thế nhưng có một điểm mà ít người để ý tới đó là :toàn bộ quả trình nghiên cứu ấy đều phải đặt trong một điều giả tưởng là hàng hoá phải được bán đúng theo giá trị.chính điều giả tưởng ấy đã dẫn đến sự sai lầm trong hành động cách mạng của Lê Nin.vì khi thực hành cách mạng ông ta đã bỏ qua điều giả tưởng ấy.
Giả sử có một nhà kinh tế học nghiên cứu xã hội việt nam.
Ông ta không nghiên cứu thực tế xã hội việt nam đang diễn ra mà ông ta lại cưỡi trên chín tâng mây ,ở đó ông ta ngắm nhìn và đưa ra điều kiện giả tưởng để nghiên cứu rằng:
Xã hội việt nam không có chiến tranh ,không có tham nhũng, không có ăn cắp ,ăn trộm,toàn bộ dân việt nam làm việc đúng theo hiến pháp và luật pháp nhà nước.
Sau khi xem xét nhiệm vụ và chức năng của các ban ngành trong chính quyên ông ta đưa ra kết luận:trong xã hội việt nam đội ngũ viện kiểm soát,toà án ,công an ,quân đội chỉ là đội quân ăn bám cần phải xoá bỏ nó đi.
Nghe vậy lãnh đạo việt nam làm cuộc cách mạng xã hội thanh trừng toàn bộ đội ngũ viện kiểm soát,toà án ,công an và quân đội.
Sau khi làm cuộc cách mạng ấy thì xã hội việt nam thế nào chắc các bạn đều tưởng tượng được :tham những tràn lan,ăn cắp ăn trộm đầy đường,ngoại bang xâm chiếm đất đai .tất cả cái hệ quả ấy đều bắt nguồn từ điều giả tưởng của các nhà kinh tế học Mác-Lê Nin mà ra cả.nếu không có điều giả tưởng ấy thì không có kết luận đội ngũ toà án ,công án,quân đội là lực lượng ăn bám xã hội.
Hành động cách mạng mà Lê Nin đã thực hiện đều xuất phát từ điều kiện giả tưởng mà ra.điều giả tưởng ấy chưa có trong thưc tế xã hội nhưng khi hành động Lê Nin lại quên mất hoặc đã không hiểu.
Vậy giá trị thặng dư được sinh ra như thế nào trong thực tế xã hội hiện nay?
Có phải người chủ sản xuất sợi đã trực tiếp bóc lột người công nhân mà anh ta đã thuê để chiếm đoạt lượng giá trị dôi ra là 3 USD hay không?
Thuykhe người ta đã chạy tới đây,mà còn ráng chạy theo mà nói với theo.Chịu thua luôn .
sao lại có thuykhe ở đây.