Thế giới hôm nay: 22/05/2023

Thế giới hôm nay: 22/05/2023

nghiencuuquocte.org/2023/05/22/the-gioi-hom-nay-22-05-2023/22 tháng 5, 2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy nói đàm phán nâng trần nợ giữa ông và tổng thống Joe Biden sẽ tiếp tục vào thứ Hai. Hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện qua điện thoại sau khi ông Biden gọi các yêu cầu của đảng Cộng hòa — bao gồm mạnh tay cắt giảm chi tiêu — là “không thể chấp nhận được” tại một cuộc họp báo sau hội nghị G7 ở Nhật Bản. Đàm phán đang ngày càng nóng lên trong những ngày gần đây.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gặp các nhà lãnh đạo G7 vào ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh. Ông Biden hứa là Mỹ sẽ viện trợ thêm 375 triệu đô la cho nỗ lực chiến tranh của Ukraine. Một ngày trước đó, ông Zelensky đã nói chuyện với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, lần đầu tiên kể từ cuộc xâm lược của Nga.

Trung Quốc cấm các nhà điều hành “cơ sở hạ tầng quan trọng” trong nước mua các sản phẩm của Micron Technology, một nhà sản xuất vi mạch Mỹ. Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc cho biết công ty có trụ sở tại Idaho này đặt ra “những rủi ro bảo mật đáng kể.” Phạm vi của lệnh cấm vẫn chưa rõ ràng, nhưng nó có thể mở rộng đến các tổ chức trong ngành tài chính, vận tải, năng lượng và trung tâm dữ liệu.

Các bên trung gian từ Mỹ và Ả Rập Saudi đã đàm phán về một lệnh ngừng bắn kéo dài 7 ngày giữa các phe phái đối địch ở Sudan. Quân đội Sudan và Lực lượng Hỗ trợ Nhanh sẽ tạm hạ vũ khí vào tối thứ Hai. Tất cả các lệnh ngừng bắn trước đây đều bị vi phạm.

Hơn 75.000 người đã xuống đường ở Chisinau, thủ đô của Moldova, để bày tỏ ủng hộ chính phủ và châu Âu. Cuộc biểu tình diễn ra trong chuyến thăm của Roberta Metsola, chủ tịch Nghị viện châu Âu, tới nước này. Các quan chức Moldova cáo buộc Nga phá hoại đơn xin gia nhập EU bằng tuyên truyền và tài trợ cho các cuộc biểu tình phản đối trước đó.

Con số trong ngày: 31,8 triệu đô la, là số tiền đấu giá kỷ lục hồi năm 2020 dành cho “Stan,” một xương sọ của khủng long Tyrannosaurus rex.

TIÊU ĐIỂM

Đàm phán trần nợ ở Washington bước vào những ngày cuối

Khi rời hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản vào Chủ nhật, tổng thống Joe Biden kỳ vọng đạt được một thỏa thuận trần nợ khi về tới Washington. Nhưng ông có vẻ sẽ hạ cánh ngay giữa các cuộc đàm phán căng thẳng.

Phe Cộng hòa đang thúc ép mạnh tay cắt giảm chi tiêu, và chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đứng dưới áp lực phải làm vậy để duy trì đoàn kết trong nội bộ đảng. Trong khi đó, phe Dân chủ phản đối và những người cấp tiến trong đảng đã cảnh báo là sẽ từ chối bất kỳ thỏa thuận nào từ chính quyền Biden mà họ coi là sự đầu hàng áp lực của phe Cộng hoà.

Trong khi đó, bộ tài chính Mỹ sẽ xài hết số tiền dự phòng ngay sau ngày 1 tháng 6, đặt ra một khung thời gian ngắn ngủi cho các chính trị gia. Một kịch bản không có thỏa thuận — có thể gây ra tình trạng vỡ nợ ở Mỹ và thảm hoạ cho thị trường toàn cầu — là điều không tưởng, nhưng bất kỳ ai theo dõi sát sao các cuộc đàm phán gần đây đều thấy khó có thể bỏ qua nó.

Thái Bình Dương trở thành điểm nóng địa chính trị

Lãnh đạo của ít nhất 14 quốc gia Thái Bình Dương sẽ tề tựu về Papua New Guinea vào thứ Hai để tham dự hai cuộc họp riêng biệt: một với Antony Blinken, ngoại trưởng Mỹ, và một với Narendra Modi, thủ tướng Ấn Độ. Hai cuộc tiếp xúc này là dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng chiến lược gia tăng của khu vực.

Thái Bình Dương ngày càng trở thành tâm điểm trong cuộc cạnh tranh quyền lực Mỹ-Trung. Trung Quốc đã sử dụng viện trợ và đầu tư để gia tăng ảnh hưởng trong thập niên qua; còn Mỹ chủ yếu ngó lơ. Nhưng rồi Mỹ bị dội gáo nước lạnh hồi năm 2022 khi Trung Quốc đạt được thỏa thuận an ninh với Quần đảo Solomon, và kể từ đó đã cố gắng bắt kịp.

Giờ đây, Mỹ dự kiến ký một hiệp ước quốc phòng với Papua New Guinea, được đồn đại là sẽ cho Washington quyền tiếp cận các vùng biển, không phận và căn cứ quân sự của nước này. Nhiều người dân đảo Thái Bình Dương phản đối: họ sợ quân sự hóa và không thích nhìn quê hương bị kẹt trong cuộc đấu của các siêu cường.

Anh và Thuỵ Sĩ đàm phán hiệp định thương mại

Đàm phán bắt đầu tại London vào thứ Hai về một hiệp định thương mại tự do hậu Brexit giữa Anh và Thụy Sĩ. Cơ chế hiện tại được ký từ năm 2019 và sao chép các thỏa thuận từng phần của Thuỵ Sĩ với EU. Các thỏa thuận sau đó đã bổ sung thêm sự linh hoạt cho thương mại giữa hai nước và cung cấp các tiêu chuẩn chung cho một số hàng hóa.

Thụy Sĩ là thị trường lớn thứ tư của Anh, sau EU, Mỹ và Trung Quốc. Ở mức 33 tỷ bảng (41 tỷ đô la) vào năm ngoái, nhập khẩu của Thuỵ Sĩ chiếm tới 4,1% hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của Anh. Con số này cao gấp ba lần so với Úc, nước đã ký với Anh một thỏa thuận thương mại tự do được nhiều người ủng hộ hồi năm 2021. Sau khi thỏa thuận Anh-Úc có hiệu lực trong tháng này, nó được dự báo chỉ giúp GDP Anh tăng 0,08% cho tới năm 2035.

Thượng nghị sĩ da màu của đảng Cộng hoà ra tranh cử tổng thống Mỹ

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: