CHIẾN LƯỢC ẤN ĐỘ-THÁI BÌNH DƯƠNG TỰ DO VÀ RỘNG MỞ

CHIẾN LƯỢC ẤN ĐỘ-THÁI BÌNH DƯƠNG TỰ DO VÀ RỘNG MỞ

(Free and Open Indo Pacific Strategy)

Nguyễn tường Tâm

Tóm lược

1-Mục tiêu: Phản công Trung Quốc. 

2-Lý thuyết quân sự của Trump: Hòa Bình Qua Sức Mạnh (Peace through strength)

3-Chiến lược của Trump: Ấn độ & Thái bình dương Tự do và Rộng mở.

4-Chiến thuật của Trump: a/Mạnh mẽ tấn công phủ đầu. b/Liên tục tấn công không để đối phương kịp phản công. c/Dành cho đối phương một lối thoát: hòa hoãn trong hợp lý. (mục số 4 sẽ được trình bày trong bài 4)

-Trong vấn đề đối ngoại, ông Biden chưa đưa ra sách lược gì. Tạm thời độc giả có thể so sánh chiến lược của Trump với chiến lược của Obama.

Tổng quát:

Để tìm hiểu chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung quốc và mấy quốc gia trong vùng Ấn độ & Thái bình dương, cần tìm hiểu hai chiến lược: 1-Chiến lược Xoay trục về Châu Á của cựu Tổng thống Obama. 2-Chiến lược Ấn Độ & Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở của ông Trump.

I-Chiến lược xoay trục sang Châu Á của cựu tổng thống Obama (the Rebalance to Asia and the Pacific).

Trong chuyến công du Châu Á và Thái bình dương tháng 11 năm 2015 Tổng thống Obama tung ra chiến lược mà báo chí Việt ngữ gọi là “Chiến lược Xoay trục về Châu Á”. Theo hồ sơ của Tòa bạch ốc, kế hoạch này có tên chính thức là Tái cân bằng Châu Á và Thái bình dương (the Rebalance to Asia and the Pacific.) 

https://obamawhitehouse.archives.gov/the-press-office/2015/11/16/fact-sheet-advancing-rebalance-asia-and-pacific

Tài liệu viết, Chiến lược Tái cân bằng Châu Á & Thái bình Dương dựa trên nền tảng các quan hệ chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và các quốc gia trong toàn vùng để cùng nhau hợp tác giải quyết những thách thức chung trong vùng và toàn cầu. 

Trong các thành quả đã đạt được, theo tài liệu có 

  • Phát triển mối quan hệ hữu ích và lâu dài với Trung Hoa qua việc xác định sự hợp tác thực tiễn trên diện rộng về các thách thức toàn cầu và một sự giải quyết một cách xây dựng những bất đồng. (Fostered a more durable and productive relationship with China, defined by expanded areas of practical cooperation on global challenges, and constructive management of differences.)

Nhưng bài Chiến lược “xoay trục” của Mỹ đến lúc hạ màn ? của đài RFI của Pháp ngày 8/11/2016 được trích đoạn nguyên văn như sau “Sau các động thái xích lại gần Trung Quốc của Philippines rồi Malaysia, rất nhiều chuyên gia phân tích đã không tránh khỏi bi quan về chiến lược “xoay trục” qua châu Á của tổng thống Mỹ Barack Obama. 

Tóm lại chiến lược xoay trục, mà mục tiêu chính là kềm hãm Trung Quốc đã thất bại.”

https://www.rfi.fr/vi/quoc-te/20161108-chien-luoc-xoay-truc-cua-my-den-luc-ha-man

II-Chiến lược Ấn độ & Thái bình dương Tự do và Rộng mở của Trump.

Tầm quan trọng của vùng Ấn độ Thái bình dương. Theo wikipedia, vùng Ấn độ & Thái bình dương (Ấn độ TBD) lâu nay nổi lên như một trung tâm thương mại và nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu (the hub of global trade and energy supply). 2/3 container chở hàng của thế giới đi qua vùng này…Vùng này cũng có 50% dân số thế giới và giầu nguồn khoáng sản và hải sản. 

Vì thế theo báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (BNG/HK) ngày 4/11/2019, “Tổng thống Trump đã đặt việc tham gia vào vùng này là ưu tiên hàng đầu (top priority) của chính quyền của ông. Tháng 11/2017 tại Việt Nam, ông đã phác họa viễn ảnh cho một Ấn độ & Thái bình dương Tự do và Rộng mở… Viễn ảnh này được chia sẻ với hàng tỉ người thuộc hơn 35 quốc gia và nền kinh tế dựa trên những giá trị làm nền tảng cho hòa bình và thịnh vượng cho nhiều thế hệ trong khu vực.” 

Báo cáo của Bộ quốc phòng Hoa kỳ công bố ngày 1-6-2019 giải thích nguyên văn ý nghĩa của chiến lược “Ấn độ -Thái bình dương Tự do và Rộng mở” như sau: 1-Ấn độ -Thái bình dương Tự do là một khu vực trong đó mọi quốc gia, bất kể lớn bé, đều có thể thực thi chủ quyền tự do của nước mình mà không bị quốc gia khác cưỡng ép. 

Đồng thời văn bản nói thêm, “Trong nội bộ mỗi quốc gia, chính quyền quản trị tốt và bảo đảm cho mọi công dân có thể vui hưởng các quyền và tự do căn bản.

2-Ấn độ-Thái bình dương Rộng mở là một khu vực phát động sự gia tăng và liên hệ bền vững giữa các quốc gia trong khu vực. Điều này có nghĩa là mọi quốc gia đều được an vui xử dụng vùng hải phận quốc tế, không phận quốc tế và kể cả các vùng hải phận đang tranh chấp. 

Văn bản viết thêm, trên lãnh vực kinh tế, giữa các quốc gia trong khu vực sẽ có các thỏa thuận trong sáng, giao thương công bằng hổ tương và môi trường đầu tư cởi mở.” 

Bản báo cáo BNG/HK mô tả phương cách Hoa Kỳ làm việc với  các đồng minh (allies) và thân hữu (partners) để thực hiện mục tiêu chung như sau: “Hoa kỳ đang gia tăng nhịp độ và mức độ (tempo and scope) hoạt động với các đồng minh, thân hữu và các tổ chức cấp vùng (regional institutions) như là ASEAN, các quốc gia vùng sông Mekong (Mekong states) và các đảo quốc ở Thái bình dương, đồng thời với thân hữu chiến lược (stragegic partner) Ấn độ để giải quyết những khó khăn chung và tiến hành những mục tiêu chung (shared vision).”

Bảo đảm Hòa bình và An Ninh

Lực lượng Hoa kỳ tiếp tục bay, hải hành và có bất cứ hoạt động gì mà luật quốc tế cho phép. Chúng tôi cũng bảo đảm rằng quân đội Hoa Kỳ và đồng minh duy trì khả năng hoạt động phối hợp (interoperable capabilities) đễ răn đe các đối thủ. Chúng tôi cam kết bền bỉ sự hiện diện hàng ngày trong khu vực Ấn độ & TBD khoảng 375,000 quân nhân và nhân viên dân sự. 

Trong số các mối đe dọa khẩn cấp nhất có các đe dọa trong lãnh vực an ninh mạng (cyber domain). Hoa kỳ gia tăng hỗ trợ các đồng minh và thân hữu trong lãnh vực bảo vệ an ninh mạng chống lại các hành vi độc hại cho an ninh mạng (malicious cyber activities) gây ra bởi Bắc hàn, Trung hoa và Nga cũng như là bởi các quốc gia hay cá nhân khác. 

Hoa kỳ cũng cộng tác với các liên minh và thân hữu ngăn chặn sự phát tán vũ khí nguyên tử và những vật liệu nguy hiểm khác. 

Để bảo vệ hành lang hàng hải (maritime domain) chúng tôi cộng tác với các đồng minh và thân hữu duy trì tự do hàng hải và các việc xử dụng biển hợp pháp để mọi quốc gia đều có thể hưởng lợi chung từ biển. Tại biển Đông, chúng tôi thúc dục các quốc gia đòi chủ quyền, gồm cả Trung hoa, hãy giải quyết các tranh chấp một cách ôn hòa, không có cưỡng bức, và phù hợp với luật quốc tế. 

Trung hoa tuyên bố chủ quyền trong đường 9 đoạn là vô lý, không có căn cứ và bất hợp pháp. Qua những hành động liên tục khiêu khích liên quan tới đường 9 đoạn, Trung hoa đang ngăn cản các quốc gia ASEAN tiếp cận các mỏ dầu trị giá 2 Tỉ 5 đô la, tạo sự bất ổn và nguy cơ xung đột. 

Chúng tôi đang cung cấp những tân cố vấn để tăng cường an ninh hàng hải và cải tổ quốc phòng cho các đảo quốc và triển khai chính sách an ninh mạng và phương pháp quản trị (governance frameworks) tại Mông Cổ.”

Để thực hiện chiến lược Ấn độ TBD, Bản báo cáo của Bộ Quốc phòng về chiến lược Ấn độ TBD (IPSR) ngày 1-6-2019 nêu rõ: Ấn độ TBD là sân khấu ưu tiên (priority theater) của Bộ QP. 

Quan tâm chủ yếu về an ninh quốc gia của Hoa Kỳ là sự tranh chấp chiến lược giữa các quốc gia đối thủ trong vùng. Đặc biệt là Trung hoa đang tìm cách tái lập trật tự vùng có lợi cho họ bằng cách cưỡng ép các quốc gia khác qua các biện pháp kinh tế và quân sự. 

Chúng tôi không chấp nhận các chính sách và hành động đe dọa hay phá hủy trật tự quốc tế vốn dựa trên luật lệ có lợi cho mọi quốc gia. 

Chiến lược an ninh và quốc phòng Hoa kỳ đòi hỏi phối hợp một lực lượng quân sự có khả năng tiêu diệt hơn (a more lethal Joint Force) với một tập hợp mạnh mẽ các đồng minh và thân hữu. Bản báo cáo của Bộ Quốc phòng về chiến lược Ấn độ TBD (IPSR) xác nhận cam kết bền bỉ của Hoa kỳ xây dựng một sự ổn định và thịnh vượng trong vùng thông qua sự Sẵn sàng, liên kết và gia tăng mạng lưới liên kết toàn vùng (preparedness, partnerships, and the promotion of a networked region.)

-Mức độ sẵn sàng (Preparedness)-Để đạt được hòa bình qua sức mạnh (peace through strength) và xử dụng các biện pháp răn đe hữu hiệu đòi hỏi lực lượng quân sự phải sẵn sàng chiến thắng bất cứ cuộc xung đột nào ngay lúc khởi đầu (prepared to win any conflict from its onset). 

-Ấn độ TBD có tầm ảnh hưởng nhất cho tương lai Hoa Kỳ. Trong 10 quân đội thường trực lớn nhất thế giới thì 7 ở trong vùng Ấn độ TBD và 6 quốc gia trong vùng có vũ khí nguyên tử. 9 trong 10 hải cảng bận rộn nhất thế giới nằm trong vùng này và 60% thương mại hàng hải thế giới đi qua châu Á, với khoảng 1/3 tầu hàng thế giới chạy qua biển Đông (South China Sea). 

Hoa kỳ hàng năm có số thương vụ hai chiều với vùng này là 2 tỉ 3 đô la, đầu tư trực tiếp 1 tỉ 3 đô la, nhiều hơn tổng số của Trung hoa, Nhật và Nam hàn cộng lại. 

Ba nền kinh tế lớn nhất trong vùng là Hoa kỳ, Trung hoa, và Nhật. 6 nền kinh tế đang phát triển là Ấn độ, Campuchia, Lào, Miến điện, Nepal và Philippines. ¼ xuất cảng của Hoa kỳ sang Ấn độ TBD và xuất cảng của Hoa kỳ sang Trung hoa, và Ấn độ đã hơn gấp đôi trong thập niên qua. 

Điều này chỉ có thể thực hiện được nhờ con đường thương mại tự do và rộng mở qua đường hàng không, đường biển, đất liền, không gian (space), và mạng (cyber) tạo thành một hệ thống toàn cầu hiện nay. 

Viễn ảnh của chúng tôi là không một quốc gia nào có thể và nên chế ngự (dominate) Ấn độ TBD. Chúng tôi đã đóng góp xương máu và tài vật để bảo vệ tự do, rộng mở và cơ hội cho vùng này. Sự hiện diện của chúng tôi mang lại hải- lộ sống còn Ấn độ TBD, nền tảng của thương mại và thịnh vượng toàn cầu. 

Trong bốn nguyên tắc mà chúng tôi chia sẻ trách nhiệm chung để bảo vệ có nguyên tắc giải quyết những tranh chấp một cách ôn hòa và nguyên tắc tuân thủ luật lệ quốc tế trong đó có tự do hải hành và không lưu (overflight).

A- Trung hoa, một siêu cường xét lại (as a Revisionist Power).

Đối với Trung hoa, bản báo cáo viết đại ý, một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược quốc phòng là tạo quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung hoa trên nền tảng trong sáng và không gây hấn. Thông qua quan hệ quân sự đối quân sự (military –to – military), Bộ QP sẽ tiếp tục khuyến khích Trung hoa tham gia với các hành xử (behaviors) duy trì hòa bình và ổn định trong vùng để duy trì một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Chúng tôi sẽ không chấp nhận các chính sách và hành động đe dọa phá hủy trật tự đó, một trật tự có lợi cho mọi quốc gia trong khu vực kể cả Trung hoa. 

B-Nga, một tác nhân nguy hiểm tái hồi sinh (Russia as a Revitalized Malign Actor).

Nga đang tái lập sự hiện diện quân sự trong vùng bằng các chuyến bay thám thính và oanh tạc cơ trên vùng biển Nhật bản (Sea of Japan) và thực hiện các hoạt động tới mãi tận Alaska và duyên hải phía tây của Hoa kỳ. Nga cũng đang gia tăng hoạt động ngoại giao trong vùng Đông nam á, tìm cách trục lợi mối căng thẳng giữa Hoa kỳ và Trung hoa để mong muốn làm trung gian hòa giải. 

C-Bắc hàn, một quốc gia bất hảo (as a Rogue State). Hoa kỳ theo đuổi chính sách ngoại giao cấp lãnh đạo với Bắc hàn lần đầu tiên. Chừng nào Bắc hàn chưa rõ ràng có những quyết định chiến lược giải giới nguyên tử (denuclearize), Hoa kỳ sẽ vẫn tiếp tục duy trì tất cả những biện pháp trừng phạt quốc tế và quốc nội khả thi, và Bộ QP sẽ sẵn sàng ngăn chặn, nếu cần thiết, sẽ đánh bại bất cứ mối đe dọa nào đối với Hoa kỳ, Nam hàn và Nhật bản cũng như đối với các đồng minh và thân hữu khác của mình. 

Nhận định chủ yếu của Chiến lược phòng thủ quốc gia (National Defense Strategy) là: một sự chuyển hướng tiêu cực trong cân bằng quyền lực trong vùng có thể khuyến khích các đối thủ thách thức và lật đổ trật-tự tự do và rộng mở. Để giải quyết vấn đề này, Bộ QP sẽ triển khai lực lượng vũ trang mau chóng đổi mới, phản ứng nhanh và có sức tiêu diệt mạnh mẽ hơn (a more lethal, resilient, and rapidly innovating Joint Force), và đồng thời gia tăng hợp tác với một tập thể mạnh mẽ các đồng minh và thân hữu.

Mạng lưới đồng minh và thân hữu của chúng ta là một gia tăng sức mạnh cho hòa bình và khả năng hoạt động phối hợp. Hiện nay chúng ta đã có những đồng minh chặt chẽ Nhật bản, Nam Triều tiên, Australia, Philippines, Thailand. Chúng ta cũng mở rộng thân hữu với Singapore, Đài loan, New Zealand, và Mông cổ. Tại Nam Á chúng ta đang thân hữu quốc phòng chủ yếu (Major Defense Partnership) với Ấn độ, trong khi tiếp tục liên hệ với Sri Lanka, the Maldives, Bangladesh, và Nepal. Chúng ta cũng tiếp tục củng cố quan hệ an ninh với các thân hữu ở Đông Nam Á, gồm có Việt Nam, Indonesia, và Malaysia, và gia tăng tiếp xúc với Brunei, Lào, và Campuchia. Cố gắng duy trì Ấn độ TBD tự do và rộng mở cũng mang chúng ta xích lại gần hơn với các đồng minh chủ yếu gồm Anh quốc, Pháp, và Canada. 

III-Khác biệt giữa chiến lược Ấn độ TBD của Trump và chiến lược xoay trục về Châu Á của Obama.

1-Khác biệt đầu tiên là chiến lược của ông Trump lôi kéo được thêm Ấn độ, một cường quốc nguyên tử và có số dân gần tương đương với Trung quốc, thường có xung đột võ trang ở biên giới với Trung quốc. Chắc chắn sự hiện diện của Ấn độ trong liên kết với Hoa Kỳ sẽ khiến Trung quốc phải phân tán lực lượng giữa hai vùng phía Tây (giáp biển Đông) và Ấn độ ở miền đông nam. 

2-Khác biệt kế tiếp là chiến lược của Trump tạo được thế bao vây ngăn chặn Trung Hoa qua một loạt các quốc gia từ Ấn độ liên tục qua Bangladesh, Miến điện, Thái lan, Việt Nam, Philippines tới Nam hàn và Nhật bản và Đài loan. Phòng tuyến bao vây thứ hai từ Sri Lanka, qua Malaysia, Singapore, Brunei, Indonesia, một số đảo quốc ở biển Úc và Australia. 

3-Khác biệt quan trọng nữa là chiến lược của Trump nêu rõ ba quốc gia đối thủ là Nga, Bắc Hàn và Trung hoa. Trong đó Trung hoa bị nhắm tới nhiều nhất. Trong khi chiến lược của Obama không dám đương đầu với Trung hoa mà còn chủ trương nguyên văn “Phát triển mối quan hệ hữu ích và lâu dài với Trung Hoa qua việc xác định sự hợp tác thực tiễn trên diện rộng về các thách thức toàn cầu và một sự giải quyết một cách xây dựng những bất đồng.”

4-Khác biệt quan trọng nữa là trong khi Obama chưa có chiến thuật rõ ràng để thực hiện chiến lược của mình thì Trump đã áp dụng chiến thuật tấn công phủ đầu mạnh mẽ và liên tục khiến Trung hoa đang từ thế tiến công trên toàn thế giới với kế hoạch Vành đai & Con đường hiện đang phải lui về phòng thủ và lâu nay không thấy nhắc tới nhóm chữ Vành đai Con đường nữa. 

Tham khảo: 

1-DEPARTMENT OF STATE/A FREE AND OPEN INDO-PACIFIC/Advancing a Shared Vision/November 4, 2019

2-THE DEPARMENT OF DEFENSE/ Indo-Pacific Strategy Report.

Preparedness, Partnerships, and Promoting a Networked Region/June 1, 2019

Mời đọc bài 1:  Bầu cho Joe Biden hay Trump dựa trên sách lược đối nội. http://www.danchimviet.info/bau-cho-biden-hay-trump-dua-tren-chien-luoc-doi-noi/09/2020/20581/

Mời đọc bài 2:  Bầu cho Joe Biden hay Trump dựa trên sách lược đối ngoại. http://www.danchimviet.info/bau-cho-joe-biden-hay-trump-dua-tren-chinh-sach-doi-ngoai/09/2020/20673/

Đón đọc bài 4: Bầu cho Joe Biden hay Trump dựa trên quan hệ Mỹ-Trung Hoa-Việt Nam và Đài Loan.

Bình luận về bài viết này