Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa – Chuông Gọi Hồn Ai? [Sơn Tùng] – BinhAn Trinh

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa – Chuông Gọi Hồn Ai? [Sơn Tùng]

BinhAn Trinh

hon

 

Quý Anh Chị thân mến,

Thay mặt Vietnam Film Club, xin gởi tới quý Anh Chị bài viết của tác giả Sơn Tùng – một nhà báo kỳ cựu hiện đang sống tại Washington DC – về phim tài liệu Hồn Tử Sĩ – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa sẽ được ra mắt tháng 10 này .

Cũng xin thưa cùng quý Anh Chị, Vietnam Film Club là một tổ chức độc lập, với tôn chỉ : “Thực hiện các phim tài liệu để đưa ra ánh sáng những Sự Thật về Chiến Tranh Việt Nam“.

Rất mong quý Anh Chị giúp phổ biến bài viết của nhà báo Sơn Tùng và “Hồn Tử Sĩ”

Chân thành cảm tạ quý Anh Chị.

Thân mến

tba

Xin mời coi trailer

 https://www.youtube.com/watch?v=7t2P-vBPsnY

  VFC – Trailer – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa          

 ———- Forwarded message ———-

From: Ngoc Nguyen <sontungnn@aol.com>
Date: 2016-09-08 9:02 GMT-04:00
To: ustrinhbinhan@gmail.com
Xin tùy nghi.
ST

4 Tệp đính kèm

 

NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA: CHUÔNG GỌI HỒN AI?

* Sơn Tùng

Trước khi qua đời năm 2000 tại California, Học giả Phạm Kim Vinh đã

viết 37 cuốn sách (Việt ngữ và Anh ngữ) để đề cao chính nghĩa của người

Việt Quốc Gia trong cuộc chiến đấu kéo dài 30 năm (1945-1975) chống lại

chủ nghĩa cộng sản do Hồ Chí Minh và đồng đảng đem từ Nga về núp dưới

chiêu bài kháng chiến, giải phóng, gây ra hai cuộc chiến tranh khốc liệt gieo

rắc bao đau thương, đổ vỡ cho dân tộc Việt Nam.

Trong 37 cuốn sách đã xuất bản tại hải ngoại (1976-1999), ông Phạm Kim

Vinh đã dành hai cuốn để viết về người lính Việt Nam Cộng Hòa: cuốn

&quot;Thiên Anh Hùng Ca Viết Cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa&quot; (1984) và

cuốn &quot;Tôn Vinh Cuộc Chiến Đấu Thần Thánh Của Quân Lực VNCH&quot;

(1999).

Trong hai cuốn sách này, tác giả Phạm Kim Vinh, với bản thân mình

cũng từng là một người lính, đã gửi gắm tâm huyết trên hơn 500 trang giấy

mà ông muốn người đọc cùng ông đi lại con đường &quot;người lính&quot; VNCH đã

đi như những dòng bi phẫn được ông viết trên bìa sau cuốn sách thứ nhất:

&quot;Mời độc giả làm một cuộc hành hương để đi lại con đường dài mà Quân

Lực VNCH đã bình thản đi trong hơn hai chục năm, – con đường mà kể về

sự khắc khổ và chịu đựng còn vượt xa con đường Vạn Lý‎ Trường Chinh của

Mao Trạch Đông, và về tính cách thiêng liêng, vị tha và cao quý còn vượt xa

các cuộc Thánh Chiến thời Trung Cổ. Cuộc hành hương ấy sẽ giúp chúng ta

tìm lại được niềm kiêu hãnh về Quân Lực VNCH, và sẽ cung cấp cho chúng

ta chứng liệu cần thiết để đòi thế giới bên ngoài phải trả lại cho quân lực ấy

cái danh dự mà thế giới ấy đã đánh cắp mất, rồi lại còn dám trơ trẽn buộc

tội cho quân lực ấy là ‘không chịu chiến đấu’&quot;.

Từ lúc ông Phạm Kim Vinh viết những dòng trên đây đến nay (2016), 32

năm đã trôi qua. Biết bao đổi thay đã diễn ra, bao nhiêu sự thật đã được đưa

ra ánh sáng, trong đó có những tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam đã hết

còn &quot;mật&quot;. Những sự thật ấy đã được &quot;thế giới bên ngoài&quot; nói lên qua những

bài báo, những cuốn sách, những cuộc hội thảo, và những cuốn phim. Những

sự thật ấy đã phần nào trả lại danh dự cho Quân Lực VNCH.

Dựa trên những sự thật ấy, gần đây nhất, một cuốn phim tài liệu về Nghĩa

Trang Quân Đội Biên Hòa và Quân Lực VNCH đã được thực hiện, không

phải do &quot;thế giới bên ngoài&quot;, mà do chính người Việt ở Mỹ làm.

Cuốn phim này tựa đề là &quot;Hồn Tử Sĩ – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa&quot;,

do Vietnam Film Club thực hiện, song ngữ (Việt-Anh), dài một giờ chiếu.

 

 

HỒN TỬ SĨ

NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA

Sau năm 1965, Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa được xây dựng bên cạnh xa lộ Sài Gòn-Biên Hòa.

Từ đó các tử sĩ khắp nơi được đưa về an táng tại nghĩa trang này.

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là một dự án quy mô với sự hợp tác của nhiều cơ quan trong chính

phủ Việt Nam Cộng Hòa. Dự trù cho khoảng 30.000 ngôi mộ. Nghĩa Trang được xây dựng theo mô hình

&quot;Con Ong&quot; với ý nghĩa &quot;Con ong không thờ hai chúa – Người lính chỉ chết cho ngọn cờ dân tộc&quot;.

Nghĩa Trang dự tính sẽ khánh thành đợt Một vào Ngày Quân Lực 19/6/1975. Thế nhưng, ngày ấy

đã không bao giờ đến khi miền Nam bị cưỡng chiếm Tháng Tư 1975. Từ đó, Nghĩa Trang trở thành một

vùng đất hoang phế và ngăn cấm, ngay cả thân nhân các tử sĩ cũng không được phép viếng thăm.

Khi ông Chu Lynh – Editor và đồng sáng lập Vietnam Film Club – trở về Việt Nam năm 2003 thăm

gia đình, ông đã đến viếng thăm Nghĩa Trang và nhận thấy tình trạng hoang phế với sự tàn phá có chủ

đích. Dù bị cấm đoán, ông may mắn thu được một số hình ảnh của Nghĩa Trang cùng một đoạn phim

ngắn. Chuyến thăm được ông thuật lại trong bài viết &quot;Hồn Ai Trong Gió&quot;. Nhưng hơn 10 năm sau

Vietnam Film Club mới có dịp thực hiện phim tài liệu về Nghĩa Trang này.

&quot;Hồn Tử Sĩ – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa&quot; trình bày: ● Lịch sử Quân Lực Việt Nam Cộng

Hòa, ● Lịch sử Nghĩa Trang trước 75 ● Hiện trạng hoang phế sau 75 ● Bài học từ những nghĩa trang

trên thế giới nơi tử sĩ của các bên được tôn trọng như nhau .

Phim có sự đóng góp của :

Alan Lowenthal, Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ

Dan Southerland, Executive Editor, Đài Á Châu Tự Do

George J. Veith, Tác Giả sách Black April

Richard Botkin, Tác Giả sách Ride The Thunder

Fred Koster, Đạo Diễn phim Ride The Thunder

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là biểu tượng cho truyền

thống nhân bản của người Việt từ ngàn đời: &quot;Chăm lo người sống &amp; Tôn trọng người chết&quot; thể hiện

qua câu tục ngữ &quot;Sống một mái nhà – Chết một nấm mồ.&quot;

Phim song ngữ Anh-Việt – Thời lượng 45 phút

VFC – Trailer – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

 

hon-4

Xem trước video trên YouTube VFC – Trailer – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

VFC – Trailer – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

Nhấp vào đây để Trả lời, Trả lời tất cả hoặc Chuyển tiếp

Bình luận về bài viết này