Giới thiệu về một tổ chức văn chương: HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU MẶT TRỜI THI CA – bài của Anh Nguyễn
Giới thiệu về một tổ chức văn chương:
HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU MẶT TRỜI THI CA
Như thông báo mà chúng tôi đã cho loan tải rộng rãi, rằng: Chúng tôi thành lập tổ chức văn chương này với sự khởi xướng của nhà bình luận văn học Nguyễn Đình Chúc .
HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU MẶT TRỜI THI CA có thể đọc, tìm hiểu các vấn đề về văn học ở diễn đàn, nhưng chủ yếu chỉ để nghiên cứu và công bố các thi phẩm hay của nhà thơ Phạm Ngọc Thái, cùng những bài bình luận thơ Ông hoặc liên quan đến Ông. Theo đánh giá trên một bình diện rất rộng lớn, đặc biệt là trên văn đàn mạng Việt hiện nay – Từ trong nước ra hải ngoại, qua Âu Châu, Mỹ đến các toà báo ở Úc đều nhận định: Nhà thơ Phạm Ngọc Thái có chân dung thi nhân thuộc hàng đẳng cấp của nền văn học nước nhà.
Anh Nguyễn Đình Chúc – Người đã viết nhiều về nhà thơ Phạm Ngọc Thái, trong đó điển hình là bài:
“Phạm Ngọc Thái có chân dung một nhà thơ tình lớn của dân tộc”
Độc giả nào chưa có dịp đọc, mở theo link dưới đây:
http://datvietjsc.net.vn/index.php?act=newsdetail&pid=8&cid=52&id=2242
Sở dĩ lấy cái tên gọi “Hội những người yêu mặt trời thi ca”, ý muốn nói rằng: Chúng tôi là những người yêu thi ca… nhưng phải là thi ca hay, những bài thơ trác tuyệt. Các thiên tình ca ấy phải toả ngời như ánh sáng. Ánh sáng đó có thể là mặt trời, mặt trăng hay các vì sao – Ở đây chúng tôi lấy tên gọi “mặt trời” làm biểu tượng, cũng chỉ để minh hoạ cho một thế giới thơ toả sáng với bao nhiêu bài thơ hay, sâu sắc của thi nhân Phạm Ngọc Thái. Như Anh Trần, một nghệ sĩ sân khấu & điện ảnh Hà Nội, trong bài “Phạm Ngọc Thái nhà thơ của tự do”, đã viết:
– Là một nhà thơ của tự do, nhưng Ông có chân dung văn học với một tầm vóc thi ca đáng ngưỡng vọng. Ông đã sáng tác được một khối lượng thơ tình hay rất lớn, với những giá trị nghệ thuật văn học tuyệt vời để lại cho nền văn hiến Thăng Long, chưa từng có thi nhân nào ngày nay đạt được.
Những thành viên trong HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU MẶT TRỜI THI CA chúng tôi, hầu hết đều có những bài viết hoặc bình luận về chân dung thơ Ông. Bao gồm:
. Các bài bình của cô cũng được đăng trên nhiều các website – blog Việt toàn cầu.
(Trong đó gồm có 3 tình thơ của buổi ban mai: Thời áo trắng, Phố thu & áo trắng, Cô áo trắng – đậm đà hương sắc).
Anh cũng mới cho đăng trên nhiều trang mạng Việt trong nước và thế giới một bài bình khá lớn, tên đề:
Và…
“Ông Hữu Thỉnh đạt kỷ lục ăn giải văn chương trong thời đại ngày nay là… vô địch thế giới! Người ta tính đến nay (tức là vài năm trước) ông đã 05 lần ăn giải thưởng văn học quốc gia ( kể cả giải thưởng Hồ Chí Minh ông cố tình lấy cho bằng được sau này là 06 lần ) – rồi ăn cả giải thưởng quốc tế, thí dụ như “Giải Asean – 1000 USD” – mà chính ông Chủ tịch tự đề cử cho mình”.
Còn với những người khác… tác phẩm được trao giải thưởng rất ba lăng nhăng. Thí dụ như “cái thứ thơ nước cống” (cũng như cách nói của Trần Mạnh Hảo), lại được Ban chấp hành Hội đánh giá cao hơn thơ hay, cho dù là tuyệt tác mà không chạy cũng vứt đi. Việc kết nạp hội viên vào HNVVN thì thành nơi để Hữu Thỉnh cùng họ đầu cơ trục lợi.
Dư luận bao năm nay lên án rất nhiều, nhưng hầu như những người lãnh đạo ấy vẫn cứ trơ tráo và bất chấp liêm sỉ. Tệ nạn kết nạp hội viên có tác phẩm văn chương làng nhàng, vớ vẩn ngày càng nhiều. Muốn vào HNVVN chỉ cần có đủ 3 đầu sách xuất bản, chất lượng tác phẩm chỉ là thứ yếu, mà là… phải biết chạy chọt giỏi. Đố kỵ và dìm lấp tài năng. Gây tổn hại không ít cho sự tiến triển của nền văn học nước nhà.
Hữu Thỉnh, kẻ tham nhũng nhiều nhất. Không phải chỉ Trần Mạnh Hảo tố cáo, cả cố nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đã viết bài đăng báo để lên án Hữu Thỉnh. Nhà thơ Phạm Ngọc Thái cũng đã vạch trần bộ mặt thật của Hữu Thỉnh trong một bài viết có tên đề:
tham lam, xằng bậy, không nên để tiếp tục làm Chủ tịch HNVVN
Bài viết của Ông đã được đăng trên nhiều các trang mạng Việt khắp toàn cầu. Độc giả nào chưa biết có thể mở xem qua link sau:
http://vandanvn.net/vi/news/Cam-nhan-tac-pham/Pham-Ngoc-Thai-Binh-tho-Huu-Thinh-Khong-nen-de-mot-chan-dung-tho-1819/
Chúng tôi khẳng định và sẽ còn tiếp tục khẳng định chân dung lớn của nhà thơ Phạm Ngọc Thái đối với nền văn học nước nhà. Chúng tôi nhắn nhủ cần phải cải hoá thái độ đó của số lãnh đạo Hội nhà văn dưới sự điều hành của Hữu Thỉnh, vô trách nhiệm, cố tình dìm lấp thi nhân:
như hai lá đơn phản bác mà nhà thơ Phạm Ngọc Thái đã tố cáo lên Ban chấp hành HNVVN vào đầu năm 2010, sau đó được đăng rộng rãi trên nhiều trang mạng Việt toàn cầu.Ai muốn phản biện – xin mời cứ việc viết bài nhưng phải trên cơ sở bình luận tác phẩm có trình độ, phân tích cụ thể qua nhiều, rất nhiều thi phẩm có thể coi là xuất sắc & hay vô giá của thi nhân. Không thể có thái độ xàm tiếu, mang sự hiểu biết thi ca nông nổi phát biểu bừa, hoặc dùng kiến thức sách vở khuôn mẫu hạn hẹp để bình phẩm. Thẩm định một tình thơ hay thực sự, từ lý luận đến tác phẩm cụ thể khác nhau rất xa.
Nguyên tắc thẩm định thi ca, nhất là thơ hay của Hội chúng tôi là những thi phẩm phải: ” Tồn tại, tồn tại & tồn tại” – Nghĩa là, tác phẩm đó phải để đời, có đủ giá trị lưu lại cho nền văn hiến. Như nhà thơ Phạm Ngọc Thái đã từng viết trong một bài bình luận “Trao đổi thơ toàn cầu”, rằng:
– Muốn thẩm định cho xác đáng một tác phẩm thơ, nhất đó lại là một bài thơ hay của thi đàn, nguyên tắc trước hết phải có nhận định: Bài thơ đó có khả năng tồn tại hay không?
Chúng tôi thiết nghĩ, nói theo cách nói của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam: Một bài thơ hay như Ông đồ của Vũ Đình Liên, Hai sắc hoa ti gôn của TTKH, Chùa Hương Nguyễn Nhược Pháp, hay là Màu tím hoa sim Hữu Loan… còn được đời ngưỡng vọng ngàn thu.
Huống hồ thi nhân Phạm Ngọc Thái – chỉ với tuyệt tác “Người đàn bà trắng” đã có thể lưu danh tên tuổi mình vào nền thi ca của nước non, chưa nói đến hàng chục đài thơ hay khác của Ông. Một số lượng thơ tình đồ sộ có đến trăm bài, cùng những bài thơ đời sâu sắc cũng không kém phần hay như:
Cô quét lá đêm hồ, Nỗi trăn trở người đi tìm vàng, chiều hoàng hôn, Làm ma em vợ, Em bé cầu bơ, Em bán xoài, Tiếng hát đời thường, Khóc Hàn Mặc Tử, Cỏ hoang…
Đủ khả năng sống trường cửu với thời gian, tạo thành cả vườn thi ca huyền diệu, hương sắc muôn màu.
Càng thấy những người lãnh đạo Hội như Hữu Thỉnh thật tồi tệ, nhân cách rẻ rúng… đang huỷ hoại cả phẩm chất cao quý của Hội nhà văn. Gây sự tổn hại vô kể cho sự phát triển đối với những sáng tác văn chương có giá trị nói chung và những tác phẩm thi ca hay nói riêng. Có khác nào là kẻ tội đồ của nền văn học nước nhà?
Comments
2 Responses to “Giới thiệu về một tổ chức văn chương: HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU MẶT TRỜI THI CA – bài của Anh Nguyễn”Trackbacks
Check out what others are saying...[…] Mở link sau: https://nghiathuc.wordpress.com/2013/09/17/gioi-thieu-ve-mot-to-chuc-van-chuong-hoi-nhung-nguoi-yeu-m… […]
[…] link sau: https://nghiathuc.wordpress.com/2013/09/17/gioi-thieu-ve-mot-to-chuc-van-chuong-hoi-nhung-nguoi-yeu-m… […]