Gordon F. Sander: Phần Lan, Thụy Điển cứu tinh của Tây Phương, The New York Review, Thiên Nhất Phương lược dịch

Gordon F. Sander: Phần Lan, Thụy Điển cứu tinh của Tây Phương, The New York Review, Thiên Nhất Phương lược dịch

Gordon F. Sander là một nhà báo và nhà sử học ở Riga, Latvia. Ông là tác giả của một số cuốn sách về Phần Lan, bao gồm The Hundred Day Winter War (Chiến tranh Mùa đông Trăm ngày) và The Finnish Factor: Kekkonen, Kennedy, Khrushchev and the Cold War (Nhân tố Phần Lan: Kekkonen, Kennedy, Khrushchev và Chiến tranh Lạnh). Ông viết cho The Washington Post và Christian Science Monitor. (3/2023)

King’s Gate, Suomenlinna, Phần Lan. Hình Wikipedia

Trên lối vào pháo đài uy nghi Suomenlinna ở vịnh Phần Lan, chúng ta đọc được lời ghi trên King’s Gate như sau “ Hỡi hậu thế, đứng nơi đây trên mảnh đất này của các bạn, đừng bao giờ trông cậy vào sự trợ giúp từ bên ngoài”. Pháo đài này được xây cất từ thế kỷ thứ XVIII, lúc đó còn là một phần của Thụy Điển.  Tuyên ngôn trên có thể nói đã là kim chỉ nam cho chính sách ngoại giao của Phần Lan kể từ khi nước này dành được độc lập với Nga Xô năm 1917, qua Thế Chiến II, và qua thời hậu chiến, quốc gia này lại lọt vào quỹ đạo của Nga, và khi Liên Bang Xô Viết tan rã thì Phần Lan đã trở thành một nước trung lập.  

Kế đó Nga làm cuộc xâm lăng Ukraine vào ngày 24 tháng Hai năm 2022. Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö,  đang trong giai đoạn chót, nhiệm kỳ thứ 2, (nhiệm kỳ 6 năm) vẫn còn bị sốc nặng nề. Khi tôi gặp lại  Ngài vào khoảng tháng tám, năm ngoái. “Thật là thảm họa! Đầy bấn loạn tinh thần!. Vị tổng thống nhắc đi nhắc lại,” dĩ nhiên tin tình báo cho tôi biết là Nga có thể làm gì đó trong khu vực Donbass? Thực ra thì họ dự mưu thôn tính  toàn thể nước này!” 

Chẳng cần thời gian cho vị Tổng Thống phục hồi lại cơn sốc. Ông cho tôi biết 3 ngày sau. “Tôi đã yêu cầu nhân viên phúc trình đầy đủ các hoàn cảnh chiến lược mới, kể cả thủ tục xin gia nhập làm hội viên NATO”, một bước tiến mà ông đã được biết là ông vốn chống đối.

Vào ngày 12 tháng Năm, trong một thông cáo chung với Thủ Tướng Sama Margin, Tổng thống Niinisto đề nghị là Phần Lan phải lập tức làm đơn xin gia nhập làm hội viên chính thức NATO. 

Phần Lan đã giao tranh trong 2 cuộc chiến chống lại Xô viết. Trong thế chiến thứ II. Cuộc chiến Talvisota 1939-1940 và cuộc chiến Mùa Đông – trong cuộc chiến này, Phần Lan đã anh dũng chống lại cuộc xâm lăng của Nga trong 105 ngày  liên tiếp. Rồi tới Thế chiến II, 1941-1944, họ về phe với Nazis (1). Cuộc xâm lăng Ukraine, tương tự như cuộc chiến Mùa Đông, bắt đầu bằng cuộc chiến chớp nhoáng nhưng đã thất bại. Kết quả đưa đến một biến chuyển nghiêm trọng về cảm tưởng của công chúng đối với thành viên NATO. Những thăm dò cho ta thấy từ nửa tháng trước khi cuộc xâm lăng của Nga, chỉ có khoảng ¼ dân Phần Lan ủng hộ NATO. Và điều đó cho thấy rõ là trước khi xảy ra cuộc xâm lăng Ukraine. Sự ủng hộ xuống thấp: mức thấp nhất là 17% vào năm 2018. Tiếp đến, vào tháng ba năm 2022 thăm dò dư luận của tờ Helsingin Sanomat đã cho thấy khoảng 48% dân Phần Lan ủng hộ sự gia nhập liên minh.

Kể từ khi Liên Bang Xô viết xụp đổ và việc chấm dứt hiêp ước về mối quan hệ song phương giữa Mốt cu và Helsinki – một hiệp ước được hiểu như Phần Lan hóa –theo hiệp ước này thì Phần Lan được duy trì nền dân chủ, được hưởng lợi thương vụ với Nga Xô và đổi lại là không được chỉ trích điện Cẩm Linh. Helsinki đã xích lại gần NATO và Tây Phương. Tuy vậy, dân Phần Lan vẫn tự coi là họ ở tư thế trung lập. Làm hội viên của Liên Âu mà họ gia nhập tư năm 1995 coi như tạm đủ. Cũng có lý do khác nữa, tỉ như, tàn dư việc bài Mỹ, một di sản thất bại trong chính sách trung lập hồi đó của Hoa Kỳ, khi Hoa Kỳ đã không tới giúp Phần Lan trong chiến cuộc Mùa Đông.

Một khẩu đội súng máy Maxim M/09-21 của Phần Lan trong Chiến tranh Mùa đông.
Hình Wikipedia
Những người lính Liên Xô đã chết và trang thiết bị của họ tại Đường Raate, Suomussalmi, sau khi bị bao vây trong Trận chiến Đường Raate. Hình Wikipedia

Nhưng dù sao đi nữa, nếu quốc gia này cảm thấy bị đe dọa, họ luôn luôn có ván bài NATO, như vị Tổng Thống Niinisto từng tuyên bố. Đó là một đặc tính cố hữu của dân Phần Lan, chân trong chân ngoài, phần thì muốn ở với Phương Tây, phần muốn thân với Nga Xô (làm trung gian). Đó là vị thế người tiền nhiệm của Niinisto chủ trương –  ông Urho Kekkonen –  cựu Tổng Thống quyền uy, đầy mâu thuẫn trong cuộc chiến tranh lạnh.

Chưa hề có người nào đứng ra chỉ trích Niinisto, một người luôn là một trong những Tổng Thống nổi tiếng của Phần Lan. Ông nổi tiếng vì khai thác những liên hệ với điện Cẩm Linh. Do đó, vì là người có liên hệ lâu dài nhất với Putin; ông hoạt động tay đôi, cũng như cựu Tổng thống Kekkonen, đã từng làm, giữa cố Tổng thống Kennedy và Nikita Krushchew, trong cuộc phong tỏa Bá Linh năm 1961, khi Kennedy mời ông tới Bạch Ốc để giúp Kennedy hiểu rõ hơn về lãnh tụ Xô Viết đầy quyền uy nảy lửa. Ba năm trước Tổng thống Niinisto đã cho tôi hay : ”chúng tôi có thể thảo luận mọi vấn đề cởi mở, kể cả những vấn đề nhạy cảm.” Không úp mở gì cả khi ông cảm thấy cần lên tiếng chỉ trích Nga Xô sau khi Nga xâm lược Crimea năm 2014. ‘’ Bọn Cossack vơ vét bất cứ thứ gì vương vãi,” ông tuyên bố như vậy hồi năm ngoái (2022). Tuy nhiên, vẫn còn có một sợi liên lạc, dù là tượng trưng. Tỉ như, ông Tổng thống cho tôi hay, hồi tháng tám năm ngoái, ông có tiền cảm về những sự diễn tiến vào tháng 12/2021 khi Putin báo cho Phần Lan và Thụy Điển biết là không nên gia nhập NATO.

Bạn phải nhớ là vào tháng 12, Nga đã tuyên bố là NATO nên đóng cửa lại, không thâu nhận bất cứ hội viên nào nữa. Vị thế đã thay đổi hoàn toàn. Bây giờ Nga đã đóng cửa với chúng tôi. Khi ông ta tuyên bố như vậy, tôi biết rằng hậu quả sẽ ra sao đối với tâm trạng quần chúng Phần Lan. 

“Chiếc mặt nạ đã rụng xuống và mọi sự người ta có thể thấy là bộ mặt của chiến tranh,” Niinisto Tổng Thống Phần Lan, như thất thần, đã tuyên bố trong cuộc họp báo chung với nữ Thủ Tướng Marin, người cũng bối rối không kém, ngay buổi sáng khi Xô Viết xâm lăng Ukraine. Lập tức, mối giao tình và sự tin tưởng tương đối giữa hai quốc gia láng giềng kể từ khi Liên Bang Xô Viết tan rã đã chấm dứt. Tương tự, sự e dè còn vương lại trong việc xin gia nhập NATO của dân Phần Lan cũng biến mất. Theo nhà báo Phần Lan Alec Neihum thì dân chúng được thấy rõ sự tàn độc của quân Nga khi họ rút khỏi Kyiv cũng là yếu tố quyết định; rồi “người ta thấy cảnh kinh hoàng ở Bucha thì mọi người đã thấy rõ tất cả. Vào ngày 17 tháng Năm, quốc hội Phần Lan đã bỏ phiếu, với đa số tuyệt đối, 188- 8 , ủng hộ đề nghị đơn xin gia nhập NATO của Thủ Tướng và Tổng Thống.

Mùa hè vừa qua tôi đã hỏi Niinisto xem ông còn giữ liên lạc với Putin không. Ông trả lời thẳng: ”Không”. Lần nói chuyện chót là 17 tháng Năm, 2022, cái ngày mà quốc hội ủng hộ đơn xin gia nhập NATO. “Tôi muốn cho hắn biết với tính cách cá nhân,” ông Niinisto nói vậy. Putin trả lời ngay “Tôi không thấy việc Phần Lan xin vào NATO là mối đe dọa cho Nga Xô. Rồi hắn lặng lẽ thêm vào, “Tôi nghĩ là ông bạn đã lầm.”

Niinisto chắc chắn không suy nghĩ như vậy. Ông nhượng bộ nói thêm. Nếu một lỗi lầm được tạo ra, thì đó là điều phán đoán sai lầm về Putin. Sau cuộc kinh lý Ukraine vào tháng Giêng, Tổng Thống Phần Lan đã tuýt:

” Hãy tới viếng Borodianka và Bucha. Sự tàn độc do Nga gây ra tại đây không thể nào tránh khỏi sự trừng phạt.” Jussi Niemelaimen, vốn bỉnh bút cho tờ Sanomat, hồi trước đặt tại Mốt Cu, đã lên tiếng : ”Hắn ta và chúng mình đều bị cho vào xiệc hết.”

Điều đáng nói là chúng ta cũng đã lầm lẫn như một số người Âu. Đó là một lỗi lầm khi tin tưởng rằng tình lân cận sẽ ràng buộc được Nga Xô. Chúng ta không thể nào thấy ván bài lâu dài mà Putin đang vọng tưởng với những tham vọng đế quốc mà ít nhất hắn đang đeo đuổi.

Khi tôi đối thoại với Tổng thống Niinisto, ông có vẻ không quan tâm đến vấn đề ngăn cản thủ tục tốc hành xin nhập NATO vào mùa xuân vừa qua khi Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tỏ ý không ủng hộ đơn xin gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển vì hai nước này dung dưỡng nhiều thành phần chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Dường như trở ngại đã được giải quyết trong buổi họp tại Ankara giữa Erdogan, Niinisto và Thủ Tướng Anderson hồi đó của Thụy Điển, buổi họp do ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Jon Stoltenberg chủ tọa. Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ  đã bỏ chống đối sau khi Helsinki và Stockholm ký một thỏa ước mù mờ nhằm thắt chặt các biện pháp an ninh. Thủ tục đình trệ thêm lần nữa vào khoảng tháng mười khi Thụy Điển, quốc gia vốn có nhiều thành phần Kurd hơn Phần Lan; và ông ta hầu như đã bỏ lời hứa với lý do là thành phần chống đối Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục hoạt động tự do, mặc dù không rút hẳn lời cam kết lúc ban đầu. Ông Niinisto quả nhiên rất bất mãn, đã phát biểu vào ngày 11 tháng 12 như sau: ”Giải pháp nằm trong đầu óc của Erdogan và thời gian tính liên hệ đến sinh hoạt chính trị nội địa của Thổ Nhĩ Kỳ.”

Sự bất đồng ý kiến kéo dài qua năm mới sau khi một cuộc biểu tình phản đối sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Stockholm ngày 21 năm 2023, đúng ngày một bộ kinh Quran bị đốt cháy. Lúc đó, Tổng thống Erdogan bỏ hẳn cuộc gặp tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Thụy Điển Pat Johnson. Hai ngày sau, ông tuyên bố rút hoàn toàn không ủng hộ đơn xin gia nhập của Thụy Điển. Chỉ tuần lễ sau đó, về phương diện lý thuyết, ông ta phát ngôn vẫn ủng hộ đơn xin gia nhập của Helsinki. Điều này có thể làm nảy sinh mối bất hòa giữa hai quốc gia Bắc Âu, vốn gắn bó về phòng thủ chung. Như Ngoại Trưởng Pekka Havvisto đã tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 30 tháng Giêng  “Ý muốn mãnh liệt của nước chúng tôi từ lâu và vẫn còn đến hôm nay là được gia nhập NATO chung với Thụy Điển. Công tác vẫn tiến hành đều đặn từ hơn mười tháng qua. Thụy Điển là đồng minh thân cận nhất về chính sách  phòng thủ và ngoại giao. Lập trường của chúng tôi không thay đổi.”

Niinisto và Haavisto, cũng như đa số dân Phần Lan vẫn tin tưởng là Tỏng Thống Erdogan rồi ra cũng sẽ chấp thuận ủng hộ đơn xin gia nhập của cả hai quốc gia. Bất cứ điều gì sẽ xẩy ra, bây giờ mọi người đều thấy là quốc gia Phần Lan đổi hẳn thái độ với việc gia nhập NATO, chuyển hướng bỏ hẳn chính sách trung lập.

Charles Salonius-Pasternak, Viện Dịch Vụ Quốc Tế Phần Lan, đồng ý là Niinisto, cùng với bà Marin và ông Haavisto có công trong việc chuyển hướng đó. Tuy nhiên, ông vạch ra, 

Dân Phần Lan  đáng được hưởng công về quyết định này.  Theo như lịch sử, nếu như con số 60-70 phần trăm dân số vốn chống đối việc xin làm hội viên không thay đổi ý kiến, thì Niinisto,  Marin và cả Haavisto cũng sẽ không có cơ hội nào đổi ý, dù họ mong muốn. Điều đáng mừng là bóng ma Phần Lan hóa đã chết hẳn, và điều đáng ca ngợi là đối với một nước luôn tự hào về tính cách dân chủ, và không tham nhũng. Tuy nhiên, điều đáng nói là chúng ta đã để lỡ mất sự thăng bằng trong mối liên lạc với Mốt cu, vì Phần Lan là một trong những láng giềng thân cận nhất với Xô Viết. Một nước nhỏ bé như Phần Lan ở cạnh môt anh khổng lồ chuyên dùng sức mạnh ăn hiếp kẻ yếu thì dù Phần Lan có gia nhập NATO hay không, thực tại không khác nhau bao nhiêu. 

Những người khác mà tôi có dịp nói chuyện đều tỏ ra rầu rĩ về sự suy sụp liên lạc giữa Phần Lan và Xô Viết, việc này càng tồi tệ hơn kể từ khi có cuộc xâm lăng. Vào tháng 12, một bọn khủng bố, mang mặt nạ, búa liềm, tấn công sứ quán Phần Lan tại Mốt cu, “Nhiều người đã tức giận và tởm lợm về những gì Nga đang làm. Sau này ông Neimelaimen mới nói với tôi. “Người ta có cảm tưởng chung chung đây không phải là cuộc chiến của Putin mà hầu như dân Nga vẫn ôm ấp con vi trùng đế quốc và họ mong muốn ca khúc khải hoàn về cuộc thành công chớp nhoáng ở Ukraine.” Ông nói thêm, “Tôi không biết cuộc tấn công (sứ quán) có được cho phép hay không, nhưng chắc chắn được chấp thuận.”       

Một trong số những người rất buồn vì tình trạng giữa Người Phần Lan và những nhà cầm quyền cựu thù là Ngoại Trưởng Haavisto. Ông đã từng làm việc với những bằng hữu người Nga và những tác viên khác trong nhiều vấn đề lớn lao. Tôi phỏng vấn ông năm 1990 về khí thải xô viết.  Khi ông ta là hội viên đầu tiên quốc hội thuộc đảng Green Party. Dĩ nhiên thật nản trí khi bạn thấy phải đương đầu với Nga về những vấn đề ngoại cảnh, Bắc cực, vấn đề che trở khu vực Baltic, vấn đề nhân quyền.” Sau này ông trở thành bộ trưởng Bộ Môi Sinh và ra tranh cử tổng thống vào năm 2012 và 2018. Người ta hy vọng ông sẽ tranh cử vào nhiệm kỳ tới với hy vọng sẽ thắng. Những người khác, tựa như ông Teivo Teivainan Giáo sư chính trị học thế giới tại đại học Helsinki tỏ ra băn khoăn về thỏa ước lớn lao của Helsinki tạo ra với Thổ Nhĩ Kỳ và  những nhượng bộ do hiệp ước gây ra về thanh danh của Phần Lan với vấn đề nhân quyền. Ông ta nói với tôi, 

Đối với quần chúng Phần Lan và thủ tục gia nhập NATO và đặc biệt là vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ là lúc cần phải xét lại là chúng ta dường như không phải là một chính quyển cổ động cho hòa bình trung lập. Và những quyền lợi của những người bị đàn áp mà chúng ta muốn thấy thế giới nhìn vào chúng ta. Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken vào tháng mười hai đã nói. “Quý vị không cần phải lo lắng thái quá. Tôi mong ước là cả hai quốc gia sớm trở thành hội viên chính thức của NATO.  Blinken, khi ông gặp gỡ Haavisto và đồng nghiệp Thụy Điển, Tobias Billstrom, nói Quốc Hội Hoa Kỳ đã góp phần vào sự việc đang xảy ra. Vào ngày 2 tháng hai, 26 Thượng Nghị Sĩ lưỡng đảng đã gửi Tổng Thống Biden một bức thư đe dọa là sẽ cắt hẳn 20 tỷ bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả 40 máy bay chiến đấu F 16. chừng nào mà Ankara vẫn tiếp tục ngăn cản Thụy Điển và Phần Lan vào NATO.

Văn sĩ Phần Lan Sofi Oksanen đang theo dõi sát nút những biến chuyển tại Ukraine. Xứ này là bối cảnh trong cuốn tiểu thuyết mới nhất của bà, Dog Park (2019), những tin tức chiến sự hết sức lôi cuốn bà:

Khi bạn viết cuốn tiểu thuyết, bạn sống với những nhân vật của mình, và qua những nhân vật (của tôi) tôi đã sống trong những thành phố ở Ukraine vài năm, và bắt buộc phải nhìn cảnh tàn phá nơi đó làm tôi cảm thấy đứt ruột, ứa gan.

 Đồng thời, Oksanen nói thêm là dân Phần Lan sẵn sàng chấp nhận những hậu quả khốc liệt tăm tối của Mốt Cu trước cuộc xâm lăng nếu họ gia nhập NATO: “Dân Phần Lan rất thực tế đối với Xô Viết. Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn luôn duy trì một đạo binh hùng mạnh, trong khi [theo thời] thì chúng tôi không cần, và những quốc gia khác thì lơ là.” Rồi bà bồi thêm, “Chắc bạn cũng biết dân Phần Lan sáng chế ra món tả pi lù ‘Molotov’, tên được đặt theo tên ngoại trưởng Nga dưới thời Stalin là Vyascheslav Molotov, mìn này được binh sĩ Phần Lan dùng rất hiệu quả chống xe tăng Xô Viết trong chiến cuộc Mùa Đông.”  

Chỉ huy trưởng lực lượng Quốc Phòng Phần Lan, Kimo Kivinen, đã cho tôi biết quân đội tổng hợp được trang bị hết sức tối tân, với khả năng tác chiến của 280.000 quân nhân, sẵn sàng ứng chiến trong bất cứ tình huống nào. Ông nói: “Ukraine là một hạt quá cứng cho Nga Xô khó mà nuốt trôi,” và “Phần Lan cũng vậy. Chúng tôi đã phát triển lực lượng quân đội rất có phương pháp cho hệ thống chiến tranh đang được sử dụng tại Ukraine với cách áp dụng hỏa lực mãnh liệt, cơ giới, và không lực.”

“Cuộc chiến tại Ukraine,” ông Kivinen nói tiếp, “đã tăng cường cao hơn nữa ý chí phòng thủ quốc gia của  dân Phần Lan, ý chí này vốn đã cao sẵn, ông Kivinen có ý muốn nhắc tới bản tham khảo quốc phòng hồi tháng Năm với chỉ số 82% dân chúng Phần Lan bằng lòng tham gia việc bảo vệ quốc gia nếu có chiến tranh. “Chừng nào một quốc gia có ý chí tự phòng thủ, quốc gia đó vững như bàn thạch. Các sĩ quan, binh sĩ, hải quân, không quân đều được tác động bảo vệ tổ quốc và nếp sinh hoạt hàng ngày.”

Trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua, tổng số dân chúng đi bầu lên tới 72.1. Dân chúng tin tưởng vào những chính khách cung cấp thông tin chính xác cho họ. Xã hội không bị đa cực- dù nhìn trên Twitter có khác đi. Dân chúng được giáo dục và có trình độ cao về thông tin mạng, điều này khiến cho những chính  phủ ác tính khó bề gieo rắc thông tin sai lạc.

Tháng Ba năm ngoái, Phần Lan đã được nêu danh hiệu quốc gia hạnh phúc nhất trên hoàn vũ trong năm năm liên tục, việc này được cung cấp bởi bản tham khảo của Liên Hiệp Quốc: tham khảo bao gồm nhiều yếu tố ước lượng được như, tổng sản lượng quốc gia (GDP), và tuổi thọ, cũng như những yếu tố như tính cao thượng, và việc khước từ tham nhũng.

Một cái nhìn toàn cảnh về các quận cực nam của Helsinki từ Hotel Torni. 
Hình Wikipedia

”Dân chúng ở Phần Lan hiểu rằng là bạn phải kiến thiết và duy trì một nền văn hóa và những định chế xã hội để làm nền tảng xây dựng hạnh phúc,” bản tham khảo kết luận như vậy. “Điều đó chứng tỏ rằng {bản tham khảo}  không là tầm phào. Đó là lời phát biểu của văn sĩ Katja Pantzar, tác giả nhiều sách về sisu, một chữ Phần Lan có thể  dịch tạm là “kiên trì, an toàn”.

Tôi nghĩ rằng ở xứ Phần Lan một người trung bình cũng có ý niệm về một cuộc sống hạnh phúc & lành mạnh do nhũng thành tố được nung đúc sẵn trong xã hội như công tác giáo dục và y tế. Tôi nghĩ rằng khi bạn có một thủ phủ – như Helsinki – nơi mà trẻ em có thể đi bộ an toàn hoặc đi xe buýt mà không bị sợ hãi thì điều đó đóng góp vào ý niệm an toàn khó tìm thấy ở những chỗ khác.

Một người ngoại quốc thăm viếng Phần Lan dĩ nhiên khó đoán được họ “hạnh phúc” ra sao với những khuôn mặt bộ hành khó đăm đăm. Nét điển hình của dân Phần Lan vẫn đúng với cái nhìn người Phần Lan khắc kỷ. Thực vậy, một người rất ưa dân Phần Lan như tôi với ký ức về những thập niên 1990s khi quốc gia này có con số kỷ lục tự tử trên thế giới và dường như thủ phủ đầy những kẻ say mèm mỗi cuối tuần thì ca ngợi nếp sống của dân Phần Lan vẫn còn cần xét lại.

Tuy vậy, khó mà chối bỏ mối quan tâm của dân Phần Lan về dịch vụ công cộng. “Sức mạnh của xã hội được đo lường, không phải bằng sự giàu sang của những thành viên giàu có nhất, mà bằng sự thích nghi tốt nhất của những công dân kém may mắn.” Đó là lời tuyên bố trong bài biễn văn đầu tiên của Thủ Tướng Phần Lan Marin nhân dịp Tân Niên 2019.

 Thái độ nói trên đã đưa đến những xây cất & những khu vực công ích lớn lao và tân kỳ. Emilia Brooks, nhà báo Mỹ gốc Phần Lan, người đã thăm viếng Phần Lan lần đầu tiên, trong mười năm qua, đã sửng sốt nhìn thấy Oodi, một thư viện trung ương, tựa như phi thuyền không gian, đáng giá 110 triệu Mỹ kim, được khai trương năm 2018 và ngay tức khắc trở thành một biểu tượng mới của đô thành. “Tôi thấy hãi hùng về những dịch vụ do thư viện cung cấp,” bà nói như vậy. “Tôi thấy bàng hoàng là làm cách nào mà họ có thể không những cho mượn sách báo mà còn cho phép sử dụng máy khâu, nhạc cụ, những khoảng trống để học hành, làm việc, và cả đến việc sử dụng 3D và những máy in khổ lớn. Điều cần là một tấm thẻ thư viện.”

Thư viện Oodi. Hình Wikipedia

“Oodi không phải chỉ là một thư viện,” ông Tommi Laitio, cựu giám đốc điều hành văn hóa và giải trí, đã cho tôi hay.” Nó còn là biểu tượng cho những mục tiêu xã hội mà chúng tôi mong ước. Oodi không muốn bạn có thể cho dân chúng chỉ đóng vai trò khán giả mà muốn họ hành động trên một môi trường thích nghi khi họ thấy tiện ích.”

“ Giả thử bạn có thể nói rằng Oodi là cực điểm trong lối sống của người Phần Lan, ông Raoul Grunstein, mà sự sáng tạo mới nhất là Allas Sea Pool, “một bãi tắm và ốc đảo nhân tạo”, chạy dài như một sân banh lớn trên vịnh Helsinki. Đó cũng là một nét tiêu biểu cho nếp sống mới, không thích nước của dân Phần Lan. Tôi thấy Allas như vòng khởi đầu việc biến mặt tiền có nước của những địa phương quanh thế giới thành hữu dụng cho dân chúng, tựa như mô hình trình diễn của dân Bắc âu mang lại cho cộng đồng,” ông Grunstein nói như vậy trong khi thương lượng đem lại một kiến trúc tương tự đến con sông ở phía đông của đô thành Nữu Ước.

Trong khi đó, ngoài sự ấm cúng của Oodi và Allas, cuộc chiến ở Ukraine vẫn tiếp tục, “dĩ nhiên cuộc chiến ảnh hưởng rất lớn đến sự an lành trong đời sống của chúng tôi”, Pantzar cho tôi hay,

Làm sao mà không bị ảnh hưởng? Nga ở ngay cạnh biên giới. Và bây giờ biên giới đóng cửa. Rồi những công ty Phần Lan đang hoạt động trong nội địa bị đóng cửa, những nhân viên đang làm việc với người Nga bị nghỉ việc. Chiến cuộc là một trong những chủ đề được thảo luận hàng ngày , ở bất cứ nơi nào, từ cầu tàu tôi đi bơi buổi sáng cho đến nơi tôi làm việc cho đến chỗ uống cà phê. Chúng tôi lo lắng về cuộc chiến, lo lắng cho dân tị nạn Ukraine, (2) mà chúng tôi bảo trợ đem về đây; chúng tôi nghĩ cách giảm sử dụng năng lượng, để khỏi ủng hộ Nga cách vô ích. Nhưng chúng tôi tiếp tục cuộc sống và sẵn sàng cho mọi tình huống. Đó cũng là “kiên trì” nữa.”

Trong một vài mùa hè, dường như tôi cảm thấy đang đứng trên tầng cao nhất của một trong những du thuyền vĩ đại đang du hành trên “con đường hải đảo” chạy suốt từ bờ biển phía nam của Phần Lan đến Marieham, thủ phủ êm ắng của Aland, một nơi có hơn 6500 hòn đảo lớn nhỏ, đảo đá ngầm, với chừng 30000 ngàn dân.

Những đảo bình lặng vùng Elysian, một phần do địa hình đặc biệt địa phương, cũng như thể chế tự do,  đặc thù là chính trị thì theo Phần Lan nhưng cư dân nói tiếng Thụy Điển. Sau thế chiến thứ I, tân Cộng Hòa Phần Lan và Vương Quốc Thụy Điển, để dành chủ quyền hải đảo, vốn nằm cách đều cả hai quốc gia trong vịnh Bothia, họ đưa việc tranh chấp ra trước hội Tân Quốc Liên vào năm 1921. Phần Lan được trao tặng bán đảo này với điều kiện phải tôn trọng văn hóa cũng như ngôn ngữ của dân Thụy Điển bản sứ. Phần Lan cũng phải tuân theo tính cách phi quân sự toàn vùng, vốn là kết quả do hòa ước 1856, cũng được biết như Hòa ước cho Dich Vụ Aland, được ký kết bởi Anh, Pháp, Nga và bốn quốc gia khác nữa ký kết, tiếp theo cuộc chiến ở Creamia. Trong khoảng thời gian đó, vào năm 1856, hạm đội Anh Pháp tấn công thành trì vĩ đại do Nga đang xây cất tại Bomanrsund, thành này nhìn xuống những lối dẫn vào Aland từ hướng đông.

Ngoài những lời phàn nàn rời rạc từ chính quốc, thỏa ước tiến hành khá tốt đến nỗi Aland tạo ra được một Viện Hòa Bình, thường được mô tả như Kiểu Mẫu Aland. Nhưng kể từ ngày 24 tháng Hai, mọi sự dường như không được êm ả ở đó nữa.  Mỗi ngày, khoảng 5 giờ chiều, người ta lại thấy dân Aland biểu tình trước tòa lãnh sự Nga ở Mariehamn. Viên lãnh sự – nhân viên duy nhất của văn phòng bị bao vây – giả vờ như không có mặt nơi cửa sổ.

Tình trạng quân sự khôi hài của Aland –  nơi mà Phần Lan bị cấm không được có quân lính hay pháo đài phòng thủ những hải đảo, tuy nhiên lại chịu trách nhiệm phòng thủ –  mới đây trở thành vấn đề. “ Đã có nhiều tuyên cáo ở Phần Lan hay bên ngoài Phần Lan đòi hỏi bỏ qui chế đặc biệt của những đảo Aland,” ông Sia Akermark, Giám Đốc Viện Hòa Bình, thú nhận như vậy.” Nhưng tiếng nói đó đã cố gắng mô tả Aland là một trong những nơi chốn nguy hiểm nhất, mà từ trước đến giờ chúng ta không nghĩ tới.”

Charly Salonius-Pasternard là một trong những tiếng nói đó, “Làm sao mà bất cứ nước nào đó phản ứng nếu bạn bảo họ là bạn chịu 100% trách nhiệm về phòng thủ thế đất này trong khi lại đặt ra những giới hạn như vậy?” ông nói, khi quyết định tréo cẳng ngỗng mới đây của Thụy Điển cho binh sĩ đồn trú trên đảo Gotland, trong khi Phần Lan không được phép. “Thật là một điều điên rồ khi chúng ta vẫn chấp nhận thực tại,” ông cũng chỉ ra rằng cuộc thăm dò dân ý của đài Phát thanh Phần Lan hồi tháng Sáu vừa qua cho biết 58% dân Phần Lan chấp nhận sự hiện diện của quân đội trên đảo Aland. Có sự hiên diện của quân đội hay không chẳng hề hấn gì ngoại trừ những đảo này vẫn còn có tầm chiến lược quan trọng đáng kể: chúng hội tụ tại cửa khẩu phía đông biển Baltic và vịnh Phần Lan, điều này giúp giải thích tại sao Nga Hoàng Alexander I quyết định xây pháo đài khi Mốt cu giành được Aland và Phần Lan của Thụy Điến sau cuộc chiến 1808-1809.

Một thư viện đáng lưu ý về sự chiếm đóng của đế quốc Nga cũng như sự phá hủy thành lũy vừa khai trương vào tháng Sáu đã đưa ra một “chiều kích rất khó chịu”, đó là lời nói của ông quan thủ Graham Robins. “Những tàn tích (của trường thành) nhắc nhở dân Aland về quá khứ là một phần thuộc Nga và đồng thời người ta nghĩ Nga có thể đòi hỏi chủ quyền những hòn đảo này, Robin lên tiếng như vậy. Liệu những vật trưng bày trong thư viện, đặc biệt là hý họa trình bầy quy luật thời kỳ sơ khởi  của Đại Đế Peter The Great cho đến năm 1800. Ông Robins, vốn là sử gia và chuyên viên nghiên cứu, gốc Tô Cách Lan, giải thích,” Nó làm cho dân chúng ớn xương sống.” Bức họa lớn lao chỉ rõ thủy triều dạt về hướng tây từ lãnh địa Nga Sô, nó nuốt chửng những vùng đất của cựu Thụy Điển ở Estonia và Latvia, và tiếp đến là Phần Lan, bao gồm cả Aland.” Trước ngày 24 tháng Hai, bức hoạt họa hoàn toàn có ý nghĩa lịch sử. Sau cuộc xâm lăng Ukraine, dường như bức hoạt họa có thể giúp đoán tương lai.”

Thật là hài hước làm sao khi sự việc gần đây nhất mà ông Putin bất ngờ gây ra tháng Chín là ông ta ra lệnh động viên khoảng 60,000 dân Nga (3).  Việc xảy ra tại biên giới Nga-Phần Lan trên đảo. Những người này đã sẵn sàng bỏ trốn, Phản ứng của Nga về đơn xin gia nhập NATO thật ra ôn hòa đáng kinh ngạc,” ông Nielaimen nói: ”Nhưng những sự việc tồi tệ hơn luôn luôn có thể xảy ra. Và có lẽ chúng sẽ xẩy ra.”

Trong khi ngày kỷ niệm đầu tiên của cuộc xâm lăng đang tiến tới, rất nhiều quốc kỳ Phần Lan bay phấp phới khắp các dinh thự ở Helsinki chứng minh dân Phần Lan ngả về hướng nào. Cụ Hannes Tuovinen, một cựu chiến binh 98 tuổi đời, đã lên tiếng cho hàng triệu dân Phần Lan năm ngoái khi để bức thông điệp trên mạng cựu chiến binh:  

Xin gửi lời chào mừng tới các bạn Ukraine. Ngày xưa, dân chúng Phần Lan đã chiến đấu chống lại Nga Xô với những gì có sẵn trong tay và đã bảo tồn được sự tự do và nền dân chủ của chúng tôi.  Đó cũng là những điều chúng tôi cầu ước cho các bạn hôm nay.

(1) Phần Lan rất mong muốn đòi lại lãnh thổ đã nhượng cho Liên Bang Xô Viết trong thỏa ước chấm dứt chiến tranh Mùa Đông và không chính thức liên minh với Đức. Trong số những sự kiện khác, Phần Lan tham dự việc bao vây thành Leningrad, nhưng Phần Lan cũng khước từ đòi hỏi của Himmler trao cho hắn những người gốc Do Thái. Những việc khác thuộc phe Đồng Minh: Luân Đôn tuyên chiến với Phần Lan, còn phía Hoa Kỳ thì ra tối hậu thư Đại sứ Phần Lan, Hjalmar Procope, người chịu trận tại Hoa Thịnh Đốn trong chiến cuộc Mùa Đông, là thành phần bất hảo, vì đã phổ biến tuyên truyền cho Đức quốc.(2) Phần Lan đã nhận khoảng 45,000 dân tị nạn Ukraine kể từ khi có cuộc xâm lăng

(3) Hiển nhiên là tất cả đã được chấp nhận trước khi Phần Lan đóng cửa biên giới vào cuối tháng Chín. Đa số tiếp tục đến các nước Liên Âu, khoảng ít hơn 4500 muốn ở lại và xin thẻ thường trú; có chừng 1000 xin tỵ nạn. Theo Bộ Ngoại Giao,  chi tiết con số chính xác bao nhiêu { người Nga} còn nán lại không được rõ.

*Finland’s Turn to the West, Gordon F. Sander, 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: