Tham nhũng và Nhân quyền Việt Nam

Tham nhũng và Nhân quyền Việt Nam

Cái khốn nạn về sự cai trị của một chế độ trở thành sự khốn cùng của người dân!

Nguyễn Quang

 

 

PHẦN HAI: Phương cách giải quyết

             Chương II. Đặc thù Việt Nam

 

 

Mục lục chương II

 

Lời dẫn nhâp

II.II.1 Con bạch tuộc tham ô Cộng Sản Việt Nam

II.II.2 Tham nhũng ở Việt Nam: Người nước ngoài không hiểu nổi

II.II.3 Nạn tham nhũng tại Việt Nam theo quan điểm của cựu Đại tá Phạm Quế Dương

II.II.4 Tham nhũng ở Việt Nam: Những bạn trẻ nghĩ gì?

II.II.4.a Giới thiệu

II.II.4.b Phương pháp luận

II.II.4.c Các kết quả khảo sát

II.II.4.c.1  Giá trị và thái độ với liêm chính

II.II.4.c.2  Trải nghiệm và hành vi

 

II.II.4.c.3  Những ảnh hưởng đối với tính liêm chính trong thanh niên

 

II.II.4.d Kết luận và kiến nghị

 

          II.II.5. Minh bạch và trách nhiệm giải trình là điều kiện tiên quyết để tiêu diệt nạn tham nhũng.

 

II.II.5.a Minh bạch và trách nhiệm giải trình”

II.II.5.b Cây thông tin dữ liệu

II.II.5.c Chống tham nhũng bắt đầu từ đâu?

 

II.II.6 Chống tham nhũng tại VN mang tính phe phái

II.II.7 Ai sợ đèn đỏ trong khi tất cả đều vượt đèn đỏ?

II.II.8 Chống tham nhũng không có lời giải?

II.II.9 Kết luận: Tham Nhũng Tại Việt Nam, Thực Trạng Và Giải Pháp

 

—————-

 

Lời dẫn nhập

Tham nhũng do lòng tham của con người, dấu ấn hình ảnh Adam thích ăn trái cấm, nhân loại ngày càng văn minh muốn giảm hay từ bỏ lòng tham chỉ có giáo dục đạo đức và luật pháp nghiêm minh. Biết vậy nên Kinh Cựu Ước đã có Mười Điều Răn của Thượng Đế do Tiên Tri Moise truyền lại.

Tại Việt Nam tự ngàn xưa đã có hối lộ, mua quan bán chức, hối mại quyền thế, cường hào ác bá như cụ Nguyễn Công Trứ nhận hối lộ, Cụ Nguyễn Sinh Sắc – cha của Nguyễn Ái Quốc, về sau đổi thành tên Hồ Chí Minh cũng tham ô, việc đến tai Triều đình nên phải bị đi đày!

Dưới trào Cộng sản từ tham ô, hối mại quyền thế để tận hưởng đặc ân, đặc lợi nên bộ máy tuyên truyền sản sinh ra những từ hoa mỹ mỵ dân như: tự nguyện dâng hiến cho đảng, đóng góp cho cách mạng…Tất cả bị tước đoạt bằng từ NHÂN DANH những ẢO TƯỞNG VĨ ĐẠI!

Tham nhũng không chỉ là tiền bạc nhưng còn là sự chà đạp, tước đoạt, hủy hoại thân xác con người, hình ảnh người nữ hộ lý trong chế  độ Cộng sản, đó là những nạn nhân của sự nhân danh! Người phụ nữ bị bắt buộc làm đĩ không xu nào cho cá nhân đến tập thể ! Phần thưởng to lớn đó là chiếc bánh vẽ về một thiên đường chỉ có cho tầng lớp cán lớn, cán bé được thỏa mãn cái dục vọng khả giác trên tấm thân xác của chị em dân công, thanh niên xung phong! Nên dân gian dưới thời này có câu ‘Bác chơi thì dân sướng, Bác ăn thì dân no, Bác mặc thì dân ấm, Bác hưởng thì dân khoái.’

Thật vậy, hơn ai hết Võ văn Kiệt hiểu thấu được tấm lòng của ‘dân dâng lên Bác’, nên khi đưa một hoa khôi từ Nam ra Bắc để làm hộ lý phục vụ cho Bác, cũng là dịp để bác cấy giống đỏ vào miền Nam, Võ Văn Kiệt đã cấy trước. Chuyện này do Nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng Bí thư thuật lại, những ai muốn tìm hiểu cứ vào Google tìm kiếm.

Trong vấn đề bài trừ tham nhũng tại Việt Nam ngày nay, tựu trung có 3 câu hỏi trọng tâm như sau:

­   Hiện nay dưới chế độ CS có luật pháp nghiêm minh không ? -Không .

­   Hiện nay dưới chế độ CS có đạo đức không ? -Không .

­   Hiện nay dưới chế độ CS có lãnh đạo thanh liêm không ? -Không .

 

Bài học của lịch sử từ triều đại Mãn Thanh đến chế độ Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, chế độ Đệ Nhị Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam với Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, đều kinh qua bài học tham nhũng và phải trả giá bằng máu và nước mắt nhãn tiền!

-‘No one is above the law’- ‘Luật pháp bất vi thân’!

Nhưng tại Việt Nam: đảng lãnh đạo, 14 ông bộ chính trị quyết định tất cả! Các quan VC ăn cắp rồi các quan VC xử lý nội bộ, hà tất làm sao giải quyết chuyện tham nhũng!

 

Không ai nhìn thấy phía sau gáy của mình, ngay cả hàng lông mi ngay trên con ngươi của chính mình! Nên con đường phát triển tự nhiên tất yếu phải đa nguyên, đa đảng!

 

-Chấp nhận đa nguyên, đa đảng trong trật tự hầu tránh đổ máu trước cuộc nổi dậy đầy phẫn uất của nhân dân, đó là sự nghiệp lớn lao trong việc cứu nước, cứu dân hiện nay!

-Danh sách trên 300 cán bộ Cộng sản Việt Nam có tài sản vài trăm triệu Mỹ Kim, phổ biến rộng rãi trên các mạng lưới truyền thông trong nhiều năm qua là một dấu hỏi to lớn không chỉ hôm nay và hậu thế về thời đại này! Có đính kèm danh sách ở cuối bài này!

——————————–

II.II.1 Con bạch tuộc tham ô Cộng sản Việt Nam

Chống tham nhũng phải chống từ trên xuống. Tham nhũng như con bạch tuộc, có ích gì khi chỉ cắt được vài cái vòi của nó, phải tấn công vào đầu não. Cụ thể : Tổng bí thư sạch, Chủ tịch nước sạch, Thủ tướng sạch thì sẽ có nhiều bộ trưởng sạch, bộ trưởng sạch thì mới có thứ trưởng sạch…Chủ tịch UBND, Bí thư sạch sẽ tìm cách bổ nhiệm các giám đốc sở sạch. Nhân cách lãnh tụ định hình nên nhân cách quốc gia! Chưa giải quyết được bài toán này thì lập cơ quan chống tham nhũng cũng vô ích. Ai sẽ chống tham nhũng trong các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng? -Tay bẩn lấy nước bẩn mà rửa? Đúng là ‘Kẻ mù dẫn người mù’! Nhưng người mù vẫn còn liêm sĩ, tấm lòng thanh sạch hơn bọn tham nhũng!

Thực trạng hiện nay chống tham nhũng chính là chống đảng! Ai có thể chống lại bản thân mình?

Thước đo tham nhũng: Một thước đo thường được dùng là chỉ số Corruption Perception Index do Transparency International tiến hành.

Một tiêu chuẩn khác là chỉ số Control of Corruption, do World Bank Institute thực hiện.

Lần đầu tiên sau 11 cuộc họp, vào năm 2004 các nhà tài trợ và chính phủ Việt Nam đã có cuộc đối thoại về tình hình chống tham nhũng ở Việt Nam: Việt Nam cần giải pháp chống tham nhũng có hệ thống từ ngày 01 đến 02-12.

Dự kiến phía nước ngoài sẽ cam kết tài trợ một khoản tương đương năm ngoái cho Việt Nam là 2.8 tỷ đôla.

Báo cáo Phát triển Việt Nam 2005 của Ngân hàng thế giới nhắc lại một nhận định thường gặp: Tham nhũng là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất mà Việt Nam đối diện.

Tham nhũng lan tràn trong đầu tư cơ sở hạ tầng, quản lý sử dụng đất và trong một số ngành dịch vụ, bao gồm cả giáo dục và y tế.

Việt Nam đang đi trên con đường người dân càng nghèo xơ xác do hậu quả tầng lớp cai trị ngày càng tham nhũng, nghĩa là cơ hội tham nhũng phát triển nhanh hơn độ minh bạch của chính quyền, dẫn đến bất ổn xã hội: Cái khốn nạn về sự cai trị của một chế độ trở thành sự khốn cùng của người dân!

Do vậy, phải có một chiến lược chống tham nhũng trong hiện tại cũng như với bất cứ chính quyền chuyển tiếp nào trên đất nước Việt Nam!

Những thành công trong cái gọi phát triển kinh tế Việt Nam đã đồng hành cùng tham nhũng như phần thưởng vật chất to lớn ưu đãi cho tầng lớp thống trị, thực tế đã tạo nên một tầng lớp mới gọi là tư bản đỏ.

Vấn nạn này đã lây lan, di căn trong toàn bộ hệ thống điều hành quốc gia từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ cấu: Thượng bất chính, hạ tắc loạn!

Câu chuyện chống tham nhũng tại Việt Nam quả là ‘Thế giới như một trò đùa’ – Le Monde comme un jeu’! Bắt đầu từ năm 2002 Việt Nam có dự án khảo sát phân tích về tham nhũng, kéo dài ba năm, do Thụy Điển tài trợ. Tháng Giêng 2004, Viện Quản trị hành chính công Thụy Điển và Đại học Quốc dân Hà Nội đảm trách việc thực hiện và phân tích khảo sát dư luận.

Nhưng trong thập niên qua tham nhũng chỉ ngày càng phát tán mạnh mẽ hơn!

Đó là hậu quả tất yếu của nhà nước độc quyền với cơ chế xin cho và cán bộ nào cũng ‘chí công, vô tư’ chỉ cần tiền nên tham nhũng là điều tất yếu xảy ra!

Từ anh công an khu vực, đến cấp phường xã, cán bộ kiểm lâm, cảnh sát giao thông đều có quyền. Do đó người dân cần gì phải xin xỏ, chạy cửa sau, các ủy ban trở thành những ủy ban dưỡng lão nhân dân, một chính quyền hành dân dẫn đến phải đút lót, hối lộ!

Mặt khác, Đảng CS luôn tăng cường quản lý từ hộ khẩu, tạm trú tạm vắng, lý lịch khai rõ ràng cho đến tam đại tức ba đời…nhưng trên khắp mọi miền đất nước nhiều trẻ em lang thang kiếm sống, bán vé số, đánh giày, móc rác v.v… trong khi con của quan chức thì đi du học ở Hoa Kỳ, Phương Tây. Thước đo tham nhũng hãy bắt đầu từ chỗ đó.

Đặc biệt tại Việt Nam người dân không có nhiều thông tin về việc chính phủ có tham nhũng đến mức nào. Việc tham nhũng phải làm từ công an giao thông, công an hộ khẩu, công an phường, bác sĩ, giáo viên … Nói chung ở Việt Nam đi đâu cũng phải có tiền đút lót thì công việc mới trôi chảy. Chuyện đút lót ở Việt Nam bây giờ cũng giống như như là chuyện hàng ngày ở huyện!

Tóm lại tham nhũng không phải do nghèo, tham nhũng là do chế độ độc tài, không có tự do báo chí và xuất bản để tạo cơ chế phản hồi. Mọi chiến lược chống tham nhũng hữu hiệu cần bao gồm tự do báo chí và xuất bản.

 

———————-

 

II.II.2 Tham nhũng ở Việt Nam: Người nước ngoài không hiểu nổi

Nguồn Dân Trí Thứ Bẩy, 24/02/2007 – 14:03

 

“Cách tham nhũng ở Việt Nam rất đặc biệt, khiến những người nước ngoài không thể hiểu nổi. Ví dụ như người ta đưa quà biếu, hoặc tiền cho vợ hay con của quan chức, thay vì đưa tiền trực tiếp”. Ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế của WB tại Việt Nam nhận xét.

Một vài tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam là quốc gia có tình trạng tham nhũng phức tạp. Tuy nhiên, không ít đối tượng của các cuộc khảo sát lại cho rằng tham nhũng không phải là rào cản chính trong kinh doanh. Vì sao vậy?

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới trong bản Chiến lược Hợp tác Quốc gia với Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2011 được công bố gần đây, có một điều đáng ngạc nhiên là những người trả lời khảo sát lại không coi tham nhũng là rào cản chính trong kinh doanh.

Trong Đánh giá Môi trường Đầu tư (ICA) 2006 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam được xếp thứ tự ngang bằng như Malaysia, một trong những nước ít tham nhũng nhất của khu vực.

Ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận xét với báo giới rằng, cách hối lộ ở Việt Nam rất tinh vi và biến ảo.

“Cách tham nhũng ở Việt Nam cũng rất đặc biệt, khiến những người nước ngoài không thể hiểu nổi. Ví dụ như người ta đưa quà biếu, hoặc tiền cho vợ hay con của quan chức, thay vì đưa tiền trực tiếp”.

Điều tra này phát hiện thấy quà biếu và tiền hối lộ được dùng trong quá trình làm việc với các cơ quan công quyền. Tuy nhiên, báo cáo trên cũng phát hiện ra rằng hình thức thanh toán không chính thức không được sử dụng nhiều. Mức hối lộ bình quân trong tất cả các cơ quan là 1,8 triệu đồng.

Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới nhận xét, con số này phù hợp với một nghiên cứu mang tính chẩn đoán về tham nhũng mới được Ban chấp hành Trung ương Đảng thực hiện dựa vào “tam giác” đối tượng là người dân, doanh nghiệp và công chức thuộc bộ máy công quyền. (Dự án này do cơ quan SIDA của Thụy Điển tài trợ).

Nghiên cứu này ước tính rằng, phí tổn cho mỗi giao dịch tăng thêm từ 100.000 đồng đến 2,1 triệu đồng. Cả hai nghiên cứu đều phát hiện ra rằng những đối tượng như cảnh sát giao thông, cán bộ nhà đất, hải quan, thuế vụ thường yêu cầu hoặc nhận hối lộ.

Theo những đánh giá này, giá trị nói chung của các khoản hối lộ mà doanh nghiệp phải trả không lớn nếu so với các nước đang phát triển khác, và thấp hơn dự kiến, nếu như tính đến tốc độ phát triển của Việt Nam. Riêng WB nhận định rằng, với cách nhìn trên thì đây là một đất nước tham nhũng tràn lan, nhưng là các vụ tham nhũng vặt.

Tuy nhiên, khoản hối lộ bình quân 1,8 triệu đồng tuy không đáng kể đối với một doanh nghiệp, nhưng lại có giá trị tương đương một tháng lương trung bình tại Việt Nam, và tác động của tham nhũng loại này lên xã hội không hề nhỏ chút nào.

Cùng với các khoản chi trả không chính thức trong các dịch vụ xã hội, các buổi “phụ đạo” được gọi là tự nguyện trong hệ thống giáo dục, cho tới các dịch vụ y tế ngoài khả năng chi trả, tham nhũng vặt kiểu này đã làm cho nhiều người dân Việt Nam khó chịu.

Đây chính là câu giải thích cho sự khác biệt giữa mức độ quan ngại tương đối thấp của các doanh nghiệp, so với mức độ nhận biết về tham nhũng nói chung được thể hiện trong báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI).

Theo báo cáo của TI, chỉ số nhận biết tham nhũng xếp Việt Nam mức 2,6 điểm trong thang bậc 10 điểm, và điểm 10 là biểu hiện chuẩn liêm chính cao nhất. Trong bảng này, phần lớn các nước trong khu vực được xếp ở bậc cao hơn Việt Nam, ngoại trừ Philippines (2,5) và Indonesia (2,2).

Tham nhũng trong khu vực Đông Á (%)

Quốc gia Tham nhũng có phải là rào cản chính trong kinh doanh không? (% người trả lời)
Không Một phần nhỏ Nghiêm trọng
Cambodia 4,7 39,4 55,9
Trung Quốc 24,1 48,5 27,3
Indonesia 29,3 29,2 41,5
Malaysia 53,8 31,7 14,5
Philippines 40,6 24,3 35,2
Thái lan 49,7 32,1 18,3
Việt Nam 52,3 17,8 14,2
(Nguồn: Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới)

Theo Tư Giang

VTC News

_____________________________________

 

II.II.3 Nạn tham nhũng tại Việt Nam theo quan điểm của cựu Đại tá Phạm Quế Dương

RFA 2004.11.25 – By line: Phạm Việt Hùng

Mới đây tại Hội Thảo Quốc Tế mang tên “Việt Nam với công ước Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng” khai mạc sáng ngày 24.11 tại Hà Nội, ông Quách Lê Thanh, Tổng thanh tra nhà nước nhấn mạnh: “Việt Nam cần phải có một chiến lược tập trung vào việc hình thành các thể chế phòng ngừa tham nhũng”.

Tham nhũng tại Việt Nam theo các nhà lãnh đạo là nạn nội xâm, là quốc nạn, thế nhưng chống tham nhũng thì phải chống từ trên xuống dưới chứ không thể đi từ dưới lên trên, đó là điều mà cựu đại tá Phạm Quế Dương, đã bức xúc và trăn trở trong cuộc trao đổi với Việt Hùng của Ban Việt Ngữ – Ðài Á Châu Tự Do.

Mời quí vị theo dõi cuộc nói chuyện giữa Việt Hùng với cựu đại tá Phạm Quế Dương, người từng bị cầm tù 19 tháng về tội muốn giúp nhà nước chống tham nhũng hay nói theo ngôn từ của bản án là: “lợi dụng dân chủ để làm nguy hại đến nền an ninh quốc gia”. Trước tiên ông đưa ra cái nhìn của mình:

Phạm Quế Dương: Tham nhũng ở Việt Nam hiện nay là vấn đề gây nhức nhối của cả Việt Nam. Những nhà lãnh đạo của đảng và nhà nước thường tuyên bố nào là quốc nạn, rồi là nạn nội xâm, rồi họ cũng ra tuyên bố là phải đấu tranh. Tuy nhiên họ cứ nói thế thôi …., thế còn ai đấu tranh ?

Bây giờ tham nhũng là gì ? Tham nhũng là ăn cướp và ăn cắp của dân ? Thế ai ăn cướp, ăn cắp của dân ? Là quan cộng sản ăn cướp ăn cắp của dân phải không ?

Việt Hùng: Nhưng mà thưa ông rằng, trong những ngày qua, chính phủ Việt Nam đã bắt một số quan chức có liên quan đến tham nhũng như thứ trưởng Bùi Quốc Huy và gần đây là thứ trưởng Mai Văn Dâu. Với cái nhìn của ông liệu có phải chính phủ bắt đầu muốn chống tham nhũng thực sự ?

Phạm Quế Dương: Tôi nhìn vấn đề này với một thực tế, có một đại biểu Quốc Hội phát biểu về vấn đề tham nhũng rằng, “quét cầu thang thì phải quét từ trên quét xuống, chứ không có ai lại quét cầu thang lại quét từ dưới quét lên …..” (cười..). Bây giờ cứ thử hỏi với những ông to rằng, họ tham nhũng như thế nào ? Họ có bao giờ kê khai tài sản không ? Chứ còn mới chỉ đánh dăm ba cái anh ở cấp thứ trưởng trở xuống thì ăn nhằm gì đâu

Việt Hùng: Ông có nghĩ là chính phủ Việt Nam đang bắt đầu thực tâm muốn chống tham nhũng ?

Phạm Quế Dương: Tôi không tin họ đâu !!!

Việt Hùng: Lý do đâu mà ông lại không tin ?

Phạm Quế Dương: Là bởi vì không thể. Là bởi vì nếu mà tôi tin là phải có những tổ chức phi chính phủ, còn bây giờ ở Việt Nam đều phụ thuộc vào điều 4 của Hiến Pháp là đảng ngồi lên trên và đảng lãnh đạo, đảng quyết định tất cả. Bây giờ là các quan cộng sản là ăn cắp, rồi là các quan cộng sản lại xử lý thì làm sao có thể có chuyện đó được ? Chỉ có thể giải quyết được vấn đề chống tham nhũng là ở Việt Nam phải có đổi mới về chính trị, chấp nhận đa nguyên đa đảng, chấp nhận có đảng đối trọng thì mới có thể chống được tham nhũng. Ðấy mới là thành tâm và thực tâm muốn chống tham nhũng.

Vấn đề đa nguyên đa đảng không phải là mới. Năm 1990 ông Trần Xuân Bách (lúc đó là Ủy viên Bộ Chính Trị) chủ trì ở cuộc Hội Thảo ở Liên Hiệp Hội Khoa Học Việt Nam đã đề nghị đa nguyên đa đảng. Sau khi có những đề nghị đó, ông Trần Xuân Bách ngay lập tức mất hết chức, (cho về ngồi chơi xơi nước ngay). Lúc đó tôi là người phụ trách tờ Khoa Học & Tổ Quốc, tôi cho đăng báo những phát biểu của ông Trần Xuân Bách, lập tức báo của tôi bị tịch thu và tôi bị khởi tố ngay từ năm 90.

Việt Hùng: Vừa rồi họp Quốc Hội, ông Thủ tướng Pham Văn Khải có đưa ra đề nghị là phải thành lập một Ủy Ban Chống Tham Nhũng, là người từng lên tiếng cũng như đã từng viết đơn xin chính phủ cho thành lập Hội Nhân Dân Giúp Nhà Nước Chống Tham Nhũng, ông nghĩ như thế nào về lời kêu gọi của Thủ tướng Phan Văn Khải ?

Phạm Quế Dương: Vấn đề ông Phan Văn Khải đưa ra không phải là mới. Chống tham nhũng thì các nhà lãnh đạo nói nhiều lần rồi, thế nhưng vấn đề chính là Ủy Ban Chống Tham Nhũng này có quyền độc lập không ? Có quyền tự chủ không ? Hay là vẫn phụ thuộc vào điều 4 của Hiến Pháp là cơ chế độc tôn lãnh đạo của Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Vấn đề cơ bản là như thế, bởi vì bức xúc trong lòng dân chúng với tham nhũng quá nặng nề rồi, quá trầm trọng rồi, do đó là các nhà lãnh đạo chỉ đưa ra những lời tuyên bố thế thôi ….

Việt Hùng: Với ông, chỉ vì biết lòng dân bức xúc, vì muốn xoa dịu đi nên chính phủ đưa ra những lời như vậy, chứ còn ông không tin là chính phủ Việt Nam muốn chống tham nhũng thật sự ?

Phạm Quế Dương: Tôi không tin !!! Tôi cho rằng họ muốn cho dân Việt Nam uống thuốc an thần …… (cười ….)

Việt Hùng: Có vẻ như ông hơi bi quan ?

Phạm Quế Dương: Tôi không bi quan, lúc nào tôi cũng lạc quan, cho nên tôi mới cười với anh như thế chứ ? ….. (cười ….)

Bởi vì, qui luật mà nói, sớm muộn thì quân ăn cướp và ăn cắp thì sớm muộn cũng bị dân người ta xử lý.

Việt Hùng: Ðó là về phía nhà nước, thế về phía nhân dân thì ông có nghĩ rằng một Ủy Ban mà cách đây một vài năm ông cùng Giáo sư Trần Khuê xin nhà nước cho thành lập, phải chăng đã đến lúc cần đặt lại vấn đề về Hội Nhân Dân Giúp Nhà Nước Chống Tham Nhũng vào thời điểm này đã được chưa ?

Phạm Quế Dương: (… cười …) Cũng có nhiều người đến bàn với tôi và gọi điện trao đổi với tôi …. nhưng lại nói với tôi là không thể được là vì cái cơ chế này người ta không cho phép đâu, làm như vậy rồi cũng lại bị người ta gây sự thôi ….

Việt Hùng: Tức là theo ông phải thay đổi cơ chế hay nói thẳng ra rằng, muốn chống được tham nhũng thì phải chống cái cơ chế đẻ ra tham nhũng. Phải chăng ông muốn nói đến điều đó ?

Phạm Quế Dương: Phải rồi ! Phải đổi mới chính trị, phải cải cách chính trị. Cho nên không thể dùng cải cách hành chính để thay cho cải cách chính trị được.

Việt Hùng: Thời gian gần đây khi bàn đến Ủy Ban Chống Tham Nhũng, có ý kiến cho rằng, muốn chống được tham nhũng, thành phần trong Ủy Ban đó phải có những người như ông, như Giáo sư Trần Khuê ….., ông nghĩ sao về điều này, trong trường hợp nếu như có lời mời thì cá nhân ông, ông có tham gia không ?

Phạm Quế Dương: Nếu như họ mời tôi thì tôi sẵn sàng tham gia. Tôi không xin tiền mà tôi chỉ xin làm việc thôi.

Việt Hùng: Nhưng mà theo ông, cơ cấu của Ủy Ban này phải như thế nào ?

Phạm Quế Dương: Cái cơ cấu của Ủy Ban này, thời điểm hiện nay với cái cơ chế này, cơ chế bởi điều 4 của Hiến Pháp về sự độc tôn lãnh đạo của đảng thì không một Ủy Ban nào có thể chống được tham nhũng. Trong cơ chế này vì đã có Tổng thanh tra rồi, rồi đảng lại có ban kiểm tra của Trung ương đảng rồi nhé, thế nhưng tham nhũng càng ngày càng nặng nề, càng ngày càng nhiều. Chính đấy là lời tuyên bố của đảng và lãnh đạo nhà nước này. Càng ra tuyên bố chống thì nạn tham nhũng càng nặng nề hơn. (cười ….)

Việt Hùng: Nhưng mà trường hợp trong xã hội và người dân không có lên tiếng để đóng góp vào công cuộc chống tham nhũng mà chỉ để cho đảng và nhà nước chống tham nhũng thì người khổ cuối cùng vẫn là dân, vậy thì trong trường hợp có những người dân ngưòi ta quá bức xúc rồi, họ muốn lên tiếng chống tham nhũng thì từ kinh nghiệm của ông, ông sẽ nói điều gì với họ ?

Phạm Quế Dương: Thật ra những bức xúc này người dân họ chỉ nói với nhau ở quán hàng nước, hay đi đường, thậm chí ngay cả những người chạy xe ôm cũng hết sức trăn trở về tham nhũng. Từ nông dân cho đến những ngưòi làm ăn ở những vùng xa xôi cho đến thành thị họ đều thấy vấn đề tham nhũng. Vì tham nhũng hiện nay là từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên bao trùm lên cơ chế, bộ máy của nhà nước. Người dân họ chỉ than thở vậy thôi chứ không làm gì xử lý được hết.

Việt Hùng: Nói như ông để mà trước khi chấm dứt cuộc nói nói chuyện thì phải chăng tất cả những việc làm vừa rồi của chính phủ, ông nói chỉ như một viên thuốc an thần, vậy thì đảng vẫn nói, đảng là đầy tớ của nhân dân, vậy thì nhân dân sẽ đóng vai trò gì trong công cuộc chống tham nhũng này thưa ông ?

Phạm Quế Dương: Bây giờ tôi xin nói một điều cơ bản như thế này, anh nói là đúng, theo pháp lệnh của nhà nước thì ngày xưa cụ Hồ nói cán bộ là đầy tớ của nhân dân. Trong pháp lệnh về cán bộ & công chức của nhà nước thì gọi là công bộc của nhân dân. Công bộc, cũng là một dạng đầy tớ.

Nhưng mà bây giờ thử để hỏi xem nhà các ông đầy tớ đó như thế nào ? Các ông ấy là đảng cộng sản, tức là đảng của giai cấp vô sản, nhưng các ông đó toàn là tổ sư giầu cả …., vậy thì các ông đó có còn là vô sản không ? …. nhưng mà các ông ấy vẫn mang tên là cộng sản. Thế còn người dân là vô sản thì càng ngày càng khổ, càng ngày người ta càng nghèo…

Việt Hùng: Thay mặt quí thính giả, xin cảm ơn ông.

Việt Nam cần giải pháp chống tham nhũng có hệ thống

 

——————————–

II.II.4 Tham nhũng ở Việt Nam: Những bạn trẻ nghĩ gì?

Theo Transparency International


II.II.4.a GIỚI THIỆU

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009, trên 55% dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 30. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy thanh niên là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương bởi tham nhũng. Do vậy, thanh niên cần được coi là đối tượng mục tiêu trong các hoạt động phòng chống tham nhũng. Những sáng kiến như Đề án 137, được Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 12 năm 2009, nhằm đưa chương trình giáo dục phòng chống tham nhũng vào các trường trung học phổ thông và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy các giá trị đạo đức trong thanh niên, từ đó tăng cường vai trò của họ trong việc tạo ra những thay đổi cụ thể. Để đảm bảo hiệu quả cho những sáng kiến như vậy, Khảo sát Liêm chính trong Thanh niên (sau đây gọi tắt là Khảo sát) nghiên cứu những quan điểm, hành vi và trải nghiệm hình thành nên tính liêm chính trong thanh niên Việt Nam.

Trên cơ sở định nghĩa của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) về liêm chính- là “những hành vi và hành động phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, được các cá nhân và tổ chức chấp nhận, tạo nên rào cản đối với tham nhũng”, Khảo sát đặc biệt chú trọng tới các vấn đề tham nhũng, gồm cả nhận thức và trải nghiệm của thanh niên đối với tham nhũng và hành động của họ khi đối mặt với tham nhũng.

II.II.4.b PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Dựa trên kinh nghiệm của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) đã rà soát lại các tài liệu nghiên cứu khảo sát liêm chính trước đây của TI trong thanh niên và thử nghiệm một phương pháp luận mới tại Việt Nam, với sự hỗ trợ của các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Phát triển, Thể chế và Toàn cầu hóa (Développement, Institutions et Mondialisation – DIAL), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) và một số văn phòng quốc gia thuộc mạng lưới của TI.

Khảo sát đã phỏng vấn 1022 thanh niên được lựa chọn ngẫu nhiên trong độ tuổi 15-30 ở 11 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Để tìm hiểu sự khác biệt có thể có giữa thanh niên và các đối tượng dân số khác, Khảo sát cũng lấy mẫu một nhóm đối chứng gồm 519 “người lớn tuổi” ở độ tuổi trên 30.  Các cuộc phỏng vấn trực tiếp đã được Tổ chức  Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) tiến hành với sự hỗ trợ của CECODES và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2010. Các tình nguyện viên trẻ, sinh viên và các bạn mới ra trường đã được tuyển chọn và đào tạo để tiến hành phỏng vấn tại các tỉnh sau: (xem bản đồ minh họa bên)

II.II.4.c CÁC KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHÍNH

           II.II.4.c.1  Giá trị và thái độ với liêm chính

Khảo sát cho thấy phần lớn thanh niên đều nhận thức được tầm quan trọng của liêm chính. 95% thanh niên đồng ý hoàn toàn hoặc một phần rằng trung thực quan trọng hơn tăng thu nhập.

Khi được hỏi về những ví dụ cụ thể về các hành vi tham nhũng, trung bình 88% thanh niên nhìn nhận các hành vi đó là sai trái, gần với con số 91% người lớn tuổi có cùng quan điểm. Tuy nhiên, các kết quả cũng cho thấy rõ ràng rằng thanh niên nới lỏng các giá trị của họ trong các tình huống cụ thể. Ví dụ, khi đối mặt với tình huống “đưa thêm một khoản tiền hoặc đưa quà biếu tại bệnh viện để được chăm sóc, điều trị tốt hơn”: 32% thanh niên không coi hành vi đó là sai, và 13% thanh niên cho rằng hành vi đó là sai nhưng vẫn có thể chấp nhận được.

Trong khi 83% đến 86% thanh niên được phỏng vấn cho rằng thiếu liêm chính (trong đó có tham nhũng) gây tổn hại nghiêm trọng cho thế hệ của họ, cho nền kinh tế và sự phát triển của đất nước, chỉ 78% nói thiếu liêm chính có ảnh hưởng trực tiếp tới gia đình và bạn bè họ. Điều này có lẽ chỉ ra rằng hiểu biết của thanh niên về tham nhũng còn ở mức độ mơ hồ. Mặc dù thanh niên nói mạnh về các giá trị và nguyên tắc, nhưng khoảng 1/3 thanh niên (35%) cũng sẵn sàng nới lỏng định nghĩa của họ về liêm chính khi điều đó mang lại cho họ lợi ích kinh tế, có thể giúp họ giải quyết một vấn đề hoặc nếu đó chỉ là khoản hối lộ trao tay nhỏ. Tỉ lệ này thậm chí cao hơn trong nhóm đối tượng có trình độ học vấn thấp nhất, ví dụ, một nửa số thanh niên chỉ học hết tiểu học cho rằng tham nhũng vặt là có thể chấp nhận, so với 27% số thanh niên học hết bậc trung học.

II.II.4.c.2  Trải nghiệm và hành vi

Hành vi của con người không phải lúc nào cũng đi đôi với các giá trị cá nhân của họ. Để hiểu hơn mối quan hệ giữa các nguyên tắc đạo đức và khả năng giữ vững những nguyên tắc này ở cấp độ hành vi, Khảo sát nghiên cứu việc tiếp xúc với tham nhũng của thanh niên và hành vi cũng như phản ứng của họ trong các tình huống đó.

Khảo sát nghiên cứu những trải nghiệm của thanh niên về tham nhũng trong sáu hoạt động mà họ thường va chạm. Như Hình 1 cho thấy, ở năm trong sáu tình huống dưới đây, thanh niên trải nghiệm tham nhũng nhiều hơn một cách đáng kể so với người lớn tuổi trong một số lĩnh vực mà họ tiếp xúc, và điều đó khẳng định giả định rằng thanh niên dễ bị tổn thương hơn bởi tham nhũng.

 

HÌNH 1 –  Trải nghiệm về tham nhũng của những người có gặp tình huống tương tự 12 tháng qua: thanh niên và người lớn tuổi

Những trải nghiệm này lý giải cách thanh niên đánh giá mức độ liêm chính của các tổ chức công. 12% thanh niên đánh giá mức độ liêm chính trong cảnh sát giao thông là “rất tồi” trong khi con số này là 8% đối với lĩnh vực y tế công, và 5% đối với lĩnh vực hành chính trung ương/địa phương và giáo dục công.

Hình 2 cho thấy tỉ lệ phần trăm thanh niên sẵn sàng vi phạm các nguyên tắc liêm chính trong những trường hợp nhất định. Thanh niên dễ tham gia vào các hành vi tham nhũng để vào được một trường tốt hay một công ty tốt hoặc để được phỏng vấn cho một công việc mơ ước, nói cách khác là trong các tình huống có ý nghĩa quan trọng nhất về mặt tài chính đối với họ. Một con số đáng lo ngại là 38% thanh niên sẵn sàng hối lộ để vào được một trường tốt hay một công ty tốt.

Khi đề cập tới đấu tranh chống tham nhũng, 86% thanh niên nghĩ rằng họ có thể góp phần vào phòng chống tham nhũng và khoảng 60% thanh niên cho biết họ sẽ tố cáo tham nhũng (tuy nhiên, trong số này chỉ có 4% đã từng tố cáo). Lý do chính của việc thanh niên không tố cáo tham nhũng là vì họ cho rằng tố cáo không đem lại kết quả gì (“đó không phải là việc của tôi”), và vì bi quan (“có tố cáo cũng chẳng giải quyết được gì). Điều thú vị là, dường như không có sự khác biệt giữa câu trả lời của những thanh niên đã từng là nạn nhân của tham nhũng và những người chưa từng gặp phải tham nhũng. Điều này có lẽ cho thấy tham nhũng đã được coi là hiện tượng bình thường trong xã hội.

 

 

 

 

HÌNH 2Mức độ sẵn sàng vi phạm nguyên tắc liêm chính trong những tình huống khác nhau: thanh niên và người lớn tuổi

           II.II.4.c.3  Những ảnh hưởng đối với tính liêm chính trong thanh niên

Để hiểu vì sao những thành tựu của các nỗ lực giáo dục trước đây còn hạn chế và để tìm ra các biện pháp giáo dục hiệu quả hơn, phần cuối của Khảo sát xem xét ảnh hưởng của các nguồn thông tin khác nhau đối với các quan điểm đạo đức của thanh niên.

Nhìn chung, có bốn nguồn thông tin quan trọng nhất hình thành nên quan điểm của thanh niên về liêm chính, đó là tivi và đài với 89% số người được phỏng vấn lựa chọn, môi trường học tập (trường phổ thông hoặc đại học) và gia đình (80% lựa chọn hai nguồn này), và bạn bè và đồng nghiệp (76%). Chưa đầy một nửa số thanh niên được phỏng vấn (39%) cho biết Internet là nguồn hình thành nên quan điểm của họ về liêm chính. Thanh niên ở vùng nông thôn và nhóm thanh niên nghèo hơn ít bị ảnh hưởng bởi Internet, báo chí và trường học hơn.

Mặc dù nhà trường có vai trò ảnh hưởng quan trọng nhưng chỉ 17% thanh niên cho rằng họ nhận được một hình thức giáo dục nào đó về liêm chính ở trường. Gần hai phần ba trong số này cảm thấy những chương trình giáo dục như vậy chưa thực sự hiệu quả. Có thể thấy giáo dục về phòng chống tham nhũng vẫn chưa đủ để phát triển một thế hệ thanh niên sẵn sàng và được trang bị đủ kiến thức để đấu tranh chống tham nhũng.

II.II.4.d KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết quả của cuộc khảo sát liêm chính trong thanh niên Việt Nam cho thấy rõ ràng rằng thanh niên không chỉ là nạn nhân của tham nhũng mà còn có thể là nhân tố góp phần thúc đẩy tình trạng tham nhũng. Hầu hết thanh niên đều nhận thức được rõ điều gì là đúng, điều gì là sai nhưng dường như họ có tính cơ hội và sẵn sàng thỏa hiệp những nguyên tắc của mình trong những hoàn cảnh cụ thể.

Ngoài những trải nghiệm về tham nhũng, nhìn chung những câu trả lời của thanh niên không khác nhiều so với người lớn tuổi. Sự khác biệt chính được nhận thấy ở những đối tượng thanh niên có trình độ học vấn khác nhau. Thanh niên có trình độ học vấn thấp có xu hướng định nghĩa về liêm chính ít khắt khe hơn, dễ đồng ý hoặc chấp nhận những hành vi tham nhũng hơn, cũng như ít tố cáo tham nhũng hơn.

***

Từ kết quả của cuộc khảo sát, một số khuyến nghị ban đầu có để được đề xuất như sau:

  • Đưa các nội dung giáo dục phòng chống tham nhũng và tăng cường tính liêm chính vào các cuộc thảo luận về đạo đức
  • Tập trung nỗ lực phòng chống tham nhũng vào những lĩnh vực và nhóm đối tượng có nguy cơ dễ xảy ra tham nhũng như khu vực thành thị, ngành cảnh sát hay y tế
  • Tuyên truyền về những hình mẫu nhằm thay đổi nhận thức của thanh niên rằng thành công không đi cùng thật thà, liêm chính
  • Tập trung vào những nỗ lực có khả năng gây ảnh hưởng rộng hơn trong thanh niên, bao gồm cả gia đình
  • Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau như ti vi, đài báo nhằm gây ảnh hưởng đối với thanh niên về tầm quan trọng của tính liêm chính
  • Giáo dục về những tình huống cụ thể mà thanh niên có thể gặp phải trong cuộc sống hằng ngày, chứ không chỉ đưa ra những hành vi mang tính trừu tượng
  • Vận động thanh niên bên ngoài trường học thông qua các hoạt động ngoại khóa
  • Cải thiện môi trường bên ngoài giúp thanh niên có thể từ chối và tố cáo các hành vi tham nhũng, nhất là thông qua việc tăng cường thực thi những chính sách hiện tại
  • Tuyên dương động viên những thanh niên liêm chính bằng các hình thức hỗ trợ và tạo thêm cho họ cơ hội phát triển như học bổng, khóa đào tạo, thực tập, phần thưởng cụ thể.

Web: www.towardstransparency.vn

_______________________________

 

 

II.II.5. Minh bạch và trách nhiệm giải trình là điều kiện tiên quyết để tiêu diệt nạn tham nhũng.

 

II.II.5.a “Minh bạch và trách nhiệm giải trình” Cuộc chiến chống tham nhũng từ trước đến nay cho chúng ta biết được rằng “minh bạch và trách nhiệm giải trình” là điều kiện tiên quyết để tiêu diệt nạn tham nhũng. Vì vậy, tính chất minh bạch, đi đôi với trách nhiệm giải trình trên cơ sở thông tin số liệu chính xác, đầy đủ… của thời công nghệ thông tin.

Thiết yếu phải tạo dựng một chương tình phần mềm mô phỏng theo tự nhiên trong việc quản trị hàng chục ngàn tỷ tế bào một cách tinh vi, toàn hảo để góp phần quản trị xã hội bằng phần mềm tin học. Đây không phải là chuyện khoa học giả tưởng nhưng là một thực tế cần nên làm trong thời công nghệ thông tin.

Để quản lý cỡ 80.000 tỷ tế bào, mỗi tế bào sẽ được mã hoá và gắn với một số ID như đánh số, định danh mục…các thông tin số liệu về mọi mặt hoạt động của mỗi tế bào sẽ được giám sát, trong các mối quan hệ và lưu trữ hết sức tinh vi theo hệ thống. System of systems.

Thông tin số liệu một cách chính xác, đầy đủ, cập nhật là nền tảng của mọi vấn đề. Muốn giải quyết triệt để những sự cố, những “lỗi hệ thống” phát sinh trong các hoạt động kinh tế, xã hội chúng ta phải có những công cụ đặc biệt để ghi lại, mã hoá, số hoá và tổ chức, lưu trữ, quản lý, khai thác, sử dụng những mẩu tin, những con số, những sự kiện, những diễn biến, những hoạt động trong phạm vi toàn quốc. Totalisation of totalisations.

Bài học từ sự phát triển tự nhiên để bài trừ tham nhũng vào thời kỹ trị, đó là nhìn những tế bào sống qua chiếc thang xoắn ADN phải chăng chính là đoạn mã lệnh (CODE) quan trọng chứa đựng không chỉ các thông tin di truyền mà còn là những chương trình con (sub-broutine) cấu thành chương trình tổng thể của mỗi người.

Tất cả đều được mã hoá, được đánh số để chúng được lưu trữ, quản lý trên một hệ thống máy chủ nào đó dưới dạng một CÂY THÔNG TIN DỮ LIỆU. Đây chính là cơ sở dữ liệu từ địa phương đến trung ương thuộc phạm vi toàn quốc gia: Đây sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của Dân tộc!

 

II.II.5.b Cây thông tin dữ liệu

Tổ chức quản lý cây thông tin dữ liệu – phần mềm đặc biệt có thể khẳng định đây chính là loại “văcxin phòng chống tham nhũng” cần thiết cho Việt Nam không chỉ với hiện tình đất nước hôm nay và mai sau!

-Với cây thông tin dữ liệu này không chỉ quản lý đến đời tam đại nhưng là thập đại, chỉ khác về bản chất trong chế độ hộ khẩu của các chế độ độc tài, đó là mọi qui hướng nhằm chữa trị các tế bào lệch lạc nhằm cứu người chứ không phải để triệt hạ con người, giết người!

Hữu thể và thời gian ở đây và bây giờ mang thời tính tân thời, càng đi nhanh đến đích bằng những công cụ hiện đại, chỉ cần về mặt ứng dụng, những nhận thức mới từ sự phát triển hằng ngày của ngành công nghệ thông tin mang lại cho con người!

 

 

II.II.5.c Chống tham nhũng bắt đầu từ đâu?

 

Dự thảo luật tham nhũng đã từng được mang ra thăm dò ý kiến nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi Quốc hội Việt Nam bàn để thông qua.

Ban Nội Chính Trung Ương Đảng Cộng Sản cũng đã phối hợp với Hội Luật gia Việt nam tổ chức một cuộc hội thảo góp ý kiến cho dự thảo luật này.

Tại đây tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ từ Hội Luật gia Việt Nam đề xuất thành lập Viện Công tố Tối cao chống tham nhũng.

Ông nhận xét rằng tệ tham nhũng đang nằm ngay ở những cấp cao nhất trong Đảng cộng sản và chính quyền.

Ông Cù Huy Hà Vũ nói đa phần những kẻ tham nhũng là đảng viên cho nên cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong thời gian đầu có thể sẽ có những khó khăn.

Ông cáo buộc là có những đảng viên cao cấp, thậm chí ở cả cấp uỷ viên trung ương Đảng, đang tiến hành tham nhũng một cách tràn lan.

-Cũng nên ghi nhận ông Cù Huy Hà Vũ là người thuộc phe ông Nông Đức Mạnh đỡ đầu, nên khi ông Mạnh vừa xuống, cánh ông Nguyễn Tấn Dũng liền cho vào tù.

Ông Cù Huy Hà Vũ nói nguyên tổng bí thư Đảng Cộng Sản Lê Khả Phiêu đã phát biểu rằng “bây giờ tham nhũng hình thành cả đường dây, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, bọc lót cho nhau, che chắn cho nhau.”

Ông Hà Vũ nhận xét rằng những ai toàn tâm toàn ý với nhân dân thì hành động chống tham nhũng là “thường trực”.

Tuy nhiên, ông nói, cũng có những thành phần cơ hội, khi còn tại chức thì “ngậm miệng ăn tiền”, đến khi không còn chức quyền mới tham gia phong trào chống tham nhũng để tránh “lạc lõng”.

————————————————–

II.II.6 Chống tham nhũng tại VN mang tính phe phái, nó được trương lên hạ xuống theo cơ hội của phe này tìm cách hạ phe kia, giữa các nhóm CS này với CS khác! Thật thấm thía khi người dân được hỏi về những ông lớn tham nhũng, họ đều có cái nhìn bi quan “Cũng chỉ là các ổng đấu đá, hạ bệ phe cánh của nhau thôi”.

Cụ thể, ông Thủ Tướng mới ra lệnh cho cơ quan công an điều tra ông Trưởng Đoàn Thanh Tra của “chính phủ” và các thành viên trong đoàn này đã ăn hối lộ và bao che cho tham nhũng. Thế này thì còn thuốc nào chữa được bệnh ung thư tham nhũng đã vào thời kỳ lan ra khắp thân thể của đất nước.

Như vậy, chống tham nhũng bắt đầu từ đâu? Câu trả lời rất rõ: -Hãy bắt đầu từ các đảng viên cộng sản! Vì với đồng lương của nhà nước, tại sao họ lại có quá nhiều tiền và tài sản? Tiền ở đâu mà họ lo cho con cái đi du học nước ngoài? Không ai tin là nạn tham nhũng có thể diệt được, bao lâu đất nước còn độc đảng và báo chí thì được Đảng cộng sản Việt Nam điều hành.

Người dân trong cảm nghiệm từ cuộc sống, Đảng không muốn thực sự chống tham nhũng, vì nếu dứt bầu sữa này đi thì lấy ra đâu động cơ để Đảng tồn tại! Với Đảng CS hiện nay, có thể nói mà không sợ sai lầm, nó là đảng Mafia, không hơn không kém.

Thật vậy, tham nhũng đúng là căn bệnh mãn tính của nhà nước độc quyền, hệ thống pháp luật kém chặt chẽ như Việt Nam căn bệnh di căn làm cơ thể bại hoại.

Tổng hợp nhiều ý kiến của người dân qua mạng internet, Việt Nam muốn chống tham nhũng phải:

1. Sa thải một nửa số cán bộ công chức hiện tại và tăng lương. Một nước rộng lớn như Mỹ chỉ có 13 bộ trưởng, nước nhật 10 bộ trưởng và 2 cơ quan ngang bộ, cớ gì Việt Nam nhỏ hơn lại có đến 24 bộ trưởng, nếu kể luôn Thanh tra nhà nước và Thống đốc ngân hàng thì tổng là 26!!! Từ bộ trưởng đẻ ra đủ  thứ trưởng và trưởng nào cũng thích đủ thứ nữa…

2. Phải tự do báo chí về lãnh vực tham nhũng, thành lập cơ quan chống tham nhũng với mức lương tốt, nếu không đành phải vật chất có trước ý thức có sau vậy.

3. Tham nhũng bao nhiêu thì cho dựa cột…đừng mang tấm bùa có công cách mạng ra mà che.

Tham nhũng “cò con” thì quá phổ biến ở VN hiện nay còn tham nhũng đủ mức đưa ra toà hình sự cũng tràn ngập đến nỗi bất cứ ai cũng thốt lên “thằng A, con B” lúc mới nhậm chức thì lương bổng như thế, mà bây giờ giàu gấp trăm lần trước đây; hỏi không tham nhũng thì lấy đâu ra?”

Tâm lý chung là số vụ đưa ra xử trước toà chỉ là phần rất nhỏ của thực trạng tham nhũng trên đất nước Việt Cộng. Một bà bán xôi, bán hàng rong cũng nói “các vụ đưa ra xử chỉ là phần nổi của tảng băng”.

Đáng lo là bây giờ cái từ “tham nhũng” dường như không còn xấu xa như ngày xưa nữa. Đa số người xin vào đảng và “chạy” chức vụ với ý đồ lăm le tham nhũng. Những vụ tham nhũng bị kết án thì can phạm hầu hết là đảng viên, hoặc là người đã “móc nối” được với đảng viên. Một cái gốc mọc ra tham nhũng là đảng ta độc quyền cử đảng viên vào hầu hết mọi chức vụ cương vị, do vậy dần dần động cơ vô đảng là để có điều kiện tham nhũng.

Theo ông Phan Diễn thì tham nhũng mới đến cấp thứ trưởng thôi. Nghe nói, có người dân xin lập hội “giúp đảng chống tham nhũng” liền bị bỏ tù. Rất khó biết chuyện xin tham gia chống tham nhũng lại đi tù thay cho bọn tham nhũng này thật hay bịa, nhưng tin đồn khắp nơi, bây giờ lại rộ lên. Chả lẽ người dân ngây thơ này đã xin chính bọn tham nhũng cho mình chống tham nhũng?

————————

 

II.II.7 “Ai sợ đèn đỏ trong khi tất cả đều vượt đèn đỏ?”

 

‘Tham nhũng giúp bảo vệ quyền lực’

 

Các vụ án tham nhũng lớn trong những năm gần đây, như vụ Năm Cam hay vụ Tổng cục Dầu khí. Văn hóa tham nhũng đã ăn sâu vào xã hội Việt Nam, khiến người dân dù không muốn cũng vô hình chung tiếp tay cho tham nhũng vì ‘không biết kêu ai’.

 

“Việc cần nhất là phải giáo dục ý thức pháp luật của người dân, hình thành văn hóa nhận lỗi và từ chức, những điều chưa từng có ở Việt Nam”.

Nhiều người dân trong tâm trạng: tham nhũng là hệ quả của các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước sai lầm, bởi những người điều hành không có tài năng và thiếu cái tâm vì dân, tham lam vơ vét tư lợi. Ở VN hiện nay tham nhũng như một bệnh dịch, không còn là những hiện tượng cá lẻ, rải rác mà đã ở vào mức độ cao nhất, rộng lớn nhất, từ cơ sở đến trung và thậm chí có cả cấp cao.

Xin nêu lại điều 88 cuả Hiến pháp Việt Nam Cộng Hoà 1967 diễn giải vai trò cuả Giám Sát Viện với thẩm quyền:

1-Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân đồng phạm hay tòng phạm về mọi hành vi tham nhũng, đầu cơ, hối mại quyền thế hoặc phương hại đến quyền lợi quốc gia.

2-Thẩm tra kế toán đối với các cơ quan công quyền và hợp doanh.

3-Kiểm kê tài sản các nhân viên các cơ quan công quyền kể cả Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, Dân Biểu, Nghị Sỹ, Chủ tịch Tối Cao Pháp Viện.

4-Riêng đối với Chủ tịch Giám Sát Viện và các Giám Sát Viên, việc kiểm kê tài sản do Tối Cao Pháp Viện đảm trách.

Điều 81 cuả hiến pháp Việt Nam Cộng Hoà 1967 diễn giải vai trò cuả Tối Cao Pháp Viện có thẩm quyền giải thích hiến pháp, phán quyết về tính cách hợp hiến hay bất hợp hiến cuả các đạo luật, sắc luật, sắc lệnh, nghị quyết và quyết định hành chánh.

Quả thật, Việt Nam ngày nay tham nhũng là một tệ nạn xã hội mà ai cũng biết, đi, đứng, ăn, nằm, ngủ, nghĩ…cũng đụng tham nhũng hết, nó trở thành oxy cho mọi cán bộ nhà nước.

Một chuyện vui kể rằng: Một cuộc thi quốc tế kể chuyện nói láo, nước thì kể họ có trái bí to bằng cái nhà, nước thì kể họ có cây cổ thụ cao tới mây xanh, đến khi thí sinh VN kể “nước tôi có một cán bộ thanh liêm”, kể mới đến đây thì tất cả cùng ồ lên và ban giám khảo bảo dừng và tuyên bố VN đoạt giải, vì làm gì ở VN có một cán bộ thanh liêm!

Kể câu chuyện vui để mọi người thấy rằng vấn nạn tham nhũng ở VN đến mức độ nào. Trước kia, thời chống Mỹ, bao cấp thì nhu cầu rất đơn giản, ăn no, mặc ấm, cán bộ binh lính thì ăn cơm vắt chấm muối đậu, gia đình ăn độn mỳ tháng 1/2kg thịt, 1kg đường.. khan hiếm và khan hiếm thì lúc đó lấy gì tham nhũng và có tiền cũng có gì để mua, thế là rất ít tham nhũng, nhưng nếu lúc đó trong rừng mà có ai bán cái đài, cái đồng hồ không người lái thì dù có bán súng AK để mua cũng có ngừời làm (về báo cáo là giao tranh bị mất).

Bây giờ hòa bình, nhu cầu cho con người ngày càng tăng, trong khi đó tiền cán bộ nhân viên chỉ đáng gọi là phụ cấp chỉ đủ cho cá nhân họ đổ xăng, ăn sáng uống cà phê mà thôi thì thử hỏi họ và gia đình họ sống như thế nào?

Không có thực thì làm sao vực được đạo, đói phải ba chân bốn cẳng mà cào chứ, và biện pháp cào của họ là tận dụng vào vai trò và vị trí mà họ có để hoạnh họe, làm khó, kiếm sơ hở để làm sao có tiền cho cuộc sống.

Sở dĩ họ không chịu dừng lại khi đã có đủ, vì luật pháp quá nhẹ tay và dung túng, người ta ăn thoải mái thì tại sao mình lại ngưng, thế là chạy đua nhau mà làm giàu trong tham nhũng.

Đề nghị, để tiến tới hạn chế và chấm dứt tham nhũng thì:

– Có đồng lưong đúng nghĩa , tức là đủ bảo đảm cho cuộc sống cá nhân họ và gia đình (hiện nay là 1 vợ+ 2 con) theo thời giá hiện tại.

– Luật pháp phải nghiêm khắc cho tội phạm nầy, tùy mức độ mà có tội danh cao nhất là tử hình, kèm biện pháp là tịch biên tài sản.

-Tự do ngôn luận, báo chí để vạch lá tìm sâu mà diệt(chấp nhận báo đối lập để tránh sự chỉ đạo độc đoán).

– Bãi bỏ việc tuyển chọn nhân sự thông qua lý lịch, vì chính lý lịch là cái mác để họ ỷ lại mà xem thường luật pháp. Giáo dục cán bộ tinh thần vì dân phục vụ, vì nước quên mình, tác phong làm việc công nghiệp. Những ý kiến trên tuy đơn giản, nhưng không dễ thực hiện nếu không có sự quyết tâm của những con người yêu nước thương nòi.

-Luật pháp không nghiêm, hình phạt chiếu lệ, nửa vời, không làm ai sợ, cái mất không ăn thua gì so với cái được, trừ ra bị tử hình để về với Diêm Vương, cho vợ con thân thích hưởng mấy đời chưa hết. Về mặt chính trị cũng có những “lá chắn” an toàn, ấy là số lượng và tầm mức cũng như đối tượng của các vụ án không đươc “làm mất niềm tin vào đảng”.

-Nhưng quan trọng nhất là đã hình thành một thứ “văn hoá tham nhũng” tại VN. Từ đứa bé ở trường cho đến ông quan chức nơi công sở đều nghĩ đến lợi lộc cá nhân bằng mọi thủ đoạn gian xảo có thể. Phía “người tiếp tay” cho tham nhũng cũng một thứ văn hóa ấy cả : để cho được việc của ta (tất nhiên trong lòng vừa cho vừa chửi), để rồi sau này ta cũng lấy lại bằng cách khác. Những bài diễn văn đầy lý tưởng hầu như thuộc lòng của chính những con sâu tham nhũng to nhất và những khẩu hiệu tràn lan khắp nơi, không thể cứu vãn sự suy đồi của những giá trị đạo đức mà còn trở thành một kiểu lừa bịp nhân dân, nhất là lớp trẻ.

-Tai mắt nhân dân thì đã “đui điếc” vì thấp cổ bé miệng, không muốn bị phiền hà, nên cắn răng “nhịn cho qua”, sợ bị trả thù lấy ai bảo vệ cho mình và chấp nhận tham nhũng như một thứ “luật bất thành văn” trong xã hội. Tâm trạng đó ăn sâu trong nề nếp văn hoá của người Việt chúng ta: “một sự nhịn chín sự lành”, “dại gì mang họa vào thân”. Các ông dân biểu quốc hội thì chẳng có ai là “đối lập” lại vừa kiêm nhiệm nên chẳng những không có thì giờ lo việc cho dân mà còn là “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Báo chí có làm được một số việc, nhưng thực chất là sau khi đã “có đèn xanh” hoặc đã có “đỡ đầu” và vẫn luôn luôn “ngoan ngoãn” vì chính nhà báo cũng phải lo “an toàn” cho tính mạng và cho “nồi cơm” của mình trước đã lỡ khi đụng chuyện thì công lý ở đâu để kêu cứu và cùng chung thân phận ‘Con én không làm nên nổi mùa Xuân’!

Từ Chính Quyền đến người Dân trong nước kêu gào chống tham nhũng đã bao nhiêu năm rồi. Nhưng không tìm ra cội nguồn sâu xa của căn bịnh trầm kha ung nhọt tham nhũng thì làm sao có thể chữa trị cho con bịnh lành hẳn hay ít ra cũng phục hồi lành mạnh 80 phần trăm. Đi thẳng vào cội nguồn của căn bịnh tham nhũng ở Việt Nam trong chế độ Cộng sản là :

1) Một đảng độc quyền lãnh đạo Quốc Gia .

2) Một đảng độc quyền nắm giữ cả 3 cơ chế lập pháp, tư pháp và hành pháp.

3) Từ đó đảng độc quyền phân bố chức quyền trong cả 3 cơ chế nêu trên cho Đảng viên và bất cứ ở cơ chế nào họ có toàn quyền sinh sát thì làm sao có thể diệt được tham nhũng? !!!

Một điểm nữa xin đừng đem so sánh tham nhũng trong chính quyền VN hiện nay với những vụ tham nhũng ở một vài cơ quan của Mỹ hay của Liên Hiệp Quốc kể cả một vài nước tự do dân chủ trên thế giới vì ở những nơi đó kẻ nào vi phạm phải trả giá xứng đáng trước công lý và pháp luật.

Còn tại VN xin miễn bàn, chừng nào người dân chưa được quyền làm chủ thực sự con người của mình, nghĩa là chưa được tự do cầm lá phiếu bầu ra một quốc hội thực sự đại diện cho nhân dân. Tóm lại : Chưa có đối lập, không có tự do dân chủ thì không bao giờ diệt được con vi khuẩn tham nhũng.

Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hoá. Một nước muốn nắm bắt những cơ hội tham gia sâu rộng và hiệu quả vào thị thường thế giới hầu nâng cao quyền lợi quốc gia, trước hết phải làm cho môi trường sinh hoạt chính trị kinh tế trở nên thuận lợi có thể hoà nhịp đáp ứng được những quy luật quốc tế cơ bản.

Một trong những vấn đề đó là phải diệt cho được nạn tham nhũng quan liêu. Trước đây để tạo sự tin cậy về mặt đạo đức, chính phủ Ý có chiến dịch “bàn tay sạch” đã đưa đến hàng trăm vụ bắt bớ, từ chức của các bộ trưởng. Thế nhưng cái mà các chiến dịch chống tham nhũng thiếu lại không phải là những lời lẽ mị dân, đạo đức giả mà là tíh thực tiễn.

Thực tế cho ta thấy nơi nào sự quản lý yếu kém, quan liêu trì trệ nơi ấy sẽ có tham nhũng bất chấp người đứng đầu có đạo đức hay không. Có thể lúc đầu người ta không có ý tham nhũng nhưng môi trường tạo cơ hội cho họ trở nên sa đoạ.

Lấy ví dụ như Liên Đoàn Lao Động Mỹ AFL-CIO trong thập niên 50. Từ một tổ chức uy tín thanh thế như vậy mà rồi cũng vướng vào những hành vi tham nhũng khiến cho tổ chức này sau đó phải đưa ra những quy tắc nghiêm ngặt để kiểm soát tài chính dẫn đến việc quốc hội phải thông qua điều luật đòi hỏi sự công khai minh bạch các khoản tài chính đặc biệt là những khoản liên quan hưu bổng, trợ cấp, quỹ phúc lợi.

Gần đây Liên Hiệp Quốc cũng dính vào vụ tham nhũng “đổi dầu lấy lương thực”. Muốn cho mọi sự được công khai minh bạch đất nước cần đào tạo một đội ngũ kiểm tra sổ sách tiền bạc chuyên nghiệp (auditor). Những nhân viên này được đào tạo riêng biệt có thể truy xét rất hiệu quả mọi hành vi tham nhũng, đưa ra những dẫn chứng về sai trái trong quản lý và những điều không chính đáng về tài chính của các tổ chức…Ngày nào các tổ chức coi trọng đội ngũ này, sẵn sàng trả tiền mướn họ về kiểm tra sổ sách tiền bạc để chứng minh sự minh bạch, ngày ấy xã hội sẽ bớt tham nhũng, môi trường sinh hoạt sẽ trong sạch, xã hội sẽ trở nên văn minh, tiền không bị thất thoát dân sẽ giàu nước sẽ mạnh.

Luật TỰ DO BÁO CHÍ, báo chí truyền thông sẽ hướng dẫn người dân trong việc chống tham nhũng, báo chí sẽ  VẠCH MẶT THAM NHŨNG trên báo bằng các điều tra phóng sự, tố giác các hành vi tham ô, nhũng lạm, và tất nhiên quyền này sẽ được luật pháp bảo vệ nếu sự tố giác trung thực và ngược lại sẽ bị truy tố về tội vu cáo.
Đặc thù đưới chế độ Cộng sản Việt Nam: những người chống tham nhũng lại là những kẻ tham nhũng nhiều nhất. Và điều đáng sợ nhất ở Việt Nam là người dân đã cho tham nhũng là chuyện bình thường và họ tìm mọi cách để hối lộ. Sẵn sàng trả rất nhiều tiền để được vào vị trí mà có thể tham nhũng được nhiều. Nếu còn sự lãnh đạo độc quyền của đảng cộng sản thì chẳng bao giờ chống được tham nhũng.

Chỉ cần một lần đầu tiên tham nhũng sau đó sẽ thành nhu cầu không cưỡng nổi (như đã trót dùng ma tuý). Hãy hỏi những công dân đủ tuổi đi bầu ở VN sẽ thấy hầu như bất cứ ai cũng đã từng có (một hoặc nhiều) lần mất tiền cho bọn tham nhũng.

Ngay cả với các cháu học sinh nếu được hỏi thì cháu nào cũng có bằng chứng về bản thân hoặc cha mẹ đã có (nhiều) lần đi hối lộ hiệu trưởng hoặc thầy cô giáo. Hối lộ xảy ra trắng trợn và công khai, dường như ngày nào cũng có vài chục tờ báo đăng các tin khác nhau.

Luật coi người (bị) hối lộ cũng có tội như người (được) hối lộ, thực chất là khuyến khích người ta đồng mưu che dấu tham nhũng. Tham nhũng đã thành phổ biến ngay trong những ngành mà tưởng chừng rất ít tham nhũng; đó là những ngành nặng tính đạo lý (y tế, giáo dục, TDTT) hoặc ngành pháp luật (công an : ông tướng Khánh Toàn đang có dư luận rất xấu và bà vợ của ông tướng này thật sự là một người phụ nữ đầy quyền lực trong chế độ tham ô; viện kiểm sát có ông Sỹ Chiến, toà án).

Trong quân ngũ, đi bộ đội cũng phải hối lộ từ tiểu đội trưởng trở lên cho đến cấp tiểu đoàn, từ binh nhì chạy các cấp cao hơn để được đi học trường sỹ quan vì phải là sỹ quan thì mới kiếm chác được. Người ta khuyến khích hơn thế nữa hãy vào đảng mới có địa vị, mới kiếm được ‘Bác Hồ’ – Những tờ giấy bạc có in hình ông này. Mọi động cơ động lực của xã hội ngày nay là vậy! Tất cả từ sự độc quyền đảng trị ‘Một mình một chợ’ mà ra!

– “Tham nhũng mới chỉ đến cấp thứ trưởng”, theo lời ông Phan Diễn, một trong những người vào một thời có quyền nhất dưới trào Cộng sản.

Nghĩa là muốn đánh tham nhũng tới đâu cũng được nhưng trừ cái gốc thuộc thành phần chóp bu bộ chính trị!

Và hệ lụy trừ cỏ chỉ lo cắt ngọn mà vẫn để nguyên bộ rễ, tất nhiên sau đó tốc độ cỏ mọc sẽ nhanh gấp bội nhờ môi trường thông thoáng hơn.

Tham nhũng tại Việt Nam không như lời ông Phan Diễn song từ TW xuống tận thôn xã.

Khi có chức quyền là người ta nghĩ ngay đến phải kiếm được cái gì cho bản thân, gia đình, dòng họ. Những ý kiến từ trên các mạng online về các cách phòng chống tham nhũng như sau:

-Lương (vấn đề cốt tử) của các nhân viên công quyền còn rất thấp để cho việc chi tiêu hàng ngày nhất là tại các TP lớn như Hà Nội, TPHCM…

-Minh bạch hoá chính sách (qui hoạch, thuế, giải toả đền bù, xuất nhập khẩu…)

-Lãnh đạo phải có thực quyền, phải bị chịu trách nhiệm và được xử lý nghiêm khắc nếu có tham nhũng tại nơi mình quản lý.

-Phải có cơ quan chống tham nhũng độc lập, các nhân viên cơ quan này được trả lương thật cao (để họ không thông đồng với tham nhũng).

-Công khai hoá tài sản (kê khai) trước khi vào cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội…

Chế độ CS làm cho tham nhũng lan tràn và làm cho nó thành tập tục hóa từ trung ương cho đến hạ tầng cơ sở, lan tràn đến những nơi đào tạo con người không nên tham nhũng hối lộ như những cơ quan về giáo dục, trường học, qua thầy cô giáo là những nơi dạy cho thế hệ trẻ về đạo đức, nhưng mọi thứ đã ngược lại!

Thật sự là dân giàu chứ không phải trung ương với cán bộ giàu có!

Tư nhân không thể bị bỏ tù hay tước đoạt tài sản chỉ vì làm ăn khấm khá vả không chịu hối lộ!

Thầy cô giáo phải được trả lương đủ sống để khỏi có cảnh tổ chức dạy kèm để lấy thêm tiền học trò hay tạo các khoản thu vô lý trong học đường không sổ sách, một hình thức nhũng lạm cỏn con nhưng rất nguy hiểm về đạo đức các em trong tương lai!

Vai trò tôn giáo vô cùng quan trọng đối với các nước còn chậm tiến như Việt Nam, hiện nay những Nhà Tu chân chính rất hiếm trên một đất nước Chùa chiền, Nhà thờ chỉ để trang điểm cho chế độ, hình ảnh thật con người của các tu sĩ các tôn giáo tại Việt Nam đều ham tiền! Với bao nhiêu là hệ lụy tất yếu từ những đồng tiền mà khởi đầu từ việc cài cấy người của đảng CS vào các tôn giáo và đã tạo ra thứ đại dịch băng hoại về tinh thần qua những sư, cha quốc doanh ‘nhậu say đã có Mặt trận, Công an đưa về tận cổng Chùa…!

Tham nhũng đồng hành cùng tăng lữ, đây là một sự tha hóa tột cùng suốt trong quá trình lịch sử dân tộc Việt Nam từ ngày dựng nước! Do đó phải cần bằng ấy thời gian chính quyền bị cướp về tay CS để chúng ta làm lại tất cả -Refaire l’ homme pour refaire la société – Làm lại chính mình để làm lại tất cả!

Những người dân chân chính vì công lý và hòa bình, nếu đứng ra xin thành lập Hội chống tham nhũng chẳng hạn, tất nhiên sẽ liền bị nhà nước bỏ tù!

Một chế độ không dân chủ không thể chấp nhận sự hình thành các tổ chức tự nguyện thuộc xã hội dân sự! Cho nên một xã hội dân sự bên ngoài các tổ chức từ nhà nước cho phép, đó là những hội đoàn chống tham nhũng từ nhà xứ các Họ Đạo qua các Hội đồng Giáo xứ, các Khuôn Hội các tôn giáo.

– Sẽ không còn những ông cha ngồi đếm tiền sau mỗi thánh lễ, sẽ không có ông sư quốc doanh nào mỗi lần mở thùng ‘cúng cô hồn’ là vợ lớn vợ bé đánh lộn nhau ùm xèo như cảnh Chùa Phước Long Cổ Tự Tiền Giang! Và hãy đọc những bài tường thuật cũng như liên quan đến cuộc họp báo của bà Tư Hiên, vợ có hôn thú của Lm Phan Khắc Từ!

——————————

 

II.II.8 Chống tham nhũng không có lời giải?

 

Một trong những chuyên gia nổi tiếng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu về Việt Nam vừa viết bình luận trên báo Wall Street Journal rằng mặc dù tham nhũng tràn lan có thể đe dọa uy tín Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng nếu chống tham nhũng một cách nghiêm túc lại có thể đe dọa sự tồn tại của đảng nhiều hơn.

Trong một phân tích bi quan về tình trạng tham nhũng ở Việt Nam, giáo sư Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, cho rằng chống tham nhũng đòi hỏi nhiều cải cách, nhưng Đảng Cộng sản sẽ khó lòng muốn thực hiện vì những cải tổ này lại dính tới vấn đề giảm bớt độc quyền chính trị của đảng.

Những mối liên hệ giằng xé này giải thích vì sao ngay từ năm 1994, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ, nhưng đến hôm nay, tham ô và hối lộ vẫn không giảm.

Nhận định đăng trên Wall Street Journal số ra hôm nay của giáo sư Carlyle Thayer có nhiều phần giống với một bài nghiên cứu gần đây của chuyên gia người Nhật, Yoshiharu Tsuboi, mà BBC Việt ngữ đã giới thiệu.

Mở đầu bài viết, giáo sư Carlyle Thayer nhắc đến scandal mới nhất, PMU 18, vốn trở thành tâm điểm thu hút dư luận từ đầu năm nay.

Trong bài diễn văn khai mạc Đại hội X, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nói tham ô, lãng phí có thể đe dọa sự tồn tại của Đảng Cộng sản.

Ông Carlyle Thayer viết tiếp: “Dù vậy, các lãnh đạo của Việt Nam có vẻ không nhận ra rằng họ không thể giải quyết vấn đề này nếu không đối diện gốc rễ của nó: chế độ cai trị một đảng.

“Tầm quan trọng của scandal mới nhất vượt quá số tiền dính líu – hơn bảy triệu đôla bị các quan chức ở PMU 18 biển thủ. Đây không phải là đường dây tham nhũng thông thường, điều này có lẽ giải thích vì sao truyền thông Việt Nam được có sự tự do hiếm hoi để tường thuật. Số tiền đánh cắp chủ yếu lấy từ nguồn của World Bank và Nhật, mà tiền cũng là của người dân đóng thuế.

Sự biển thủ như thế có thể khiến nhà tài trợ cân nhắc trước khi cam kết thêm. Quan trọng hơn nữa là vụ việc dính líu nhiều quan chức cấp cao.

Báo chí Việt Nam tiết lộ về một nhóm các quan chức có nhiều mối quan hệ, mà tầm mức bê bối làm dư luận cả nước bị sốc. Trong số những người bị tố cáo có các nhà thầu, viên chức tỉnh, trung gian hối lộ cho thanh tra, cảnh sát và tòa án. Có tin nói đường dây dính từ bộ giao thông đến các cơ quan quyền lực hơn, trong đó có Bộ Công an và Văn phòng Chính phủ.

Bộ trưởng GTVT và người phó của ông đã buộc phải rời vị trí. Nhưng trong một diễn biến làm mất mặt ban lãnh đạo, hai quan chức dính líu đường dây tham ô trước đó đã được đề cử làm ứng viên chuẩn bị “bầu” vào Ban Chấp hành Trung ương. Sau khi scandal vỡ lở, việc đề cử nhanh chóng được rút lại trước khi Đại hội X khai mạc ngày 18-4.

Riêng vụ bê bối này đã đủ để phủ bóng mờ lên một đại hội mà Đảng Cộng sản hy vọng có thể nêu bật thành tựu kinh tế ấn tượng của đất nước.

Giống như các đồng chí Trung Quốc của họ, những người cộng sản Việt Nam từ lâu đã bỏ ý thức hệ để hướng đến tăng trưởng kinh tế nhanh, xem đó là chìa khóa để tồn tại.

Cho đến nay, chiến lược này đã thành công. Trong năm năm qua, GDP của Việt Nam tăng trung bình gần 8% mỗi năm. Việt Nam cũng bắt đầu thu hút lượng đầu tư nước ngoài kỷ lục. Chuyến thăm tuần rồi của người sáng lập Microsoft, Bill Gates, lại là bằng chứng rằng đất nước này đang bắt đầu được nhìn nhận như là một sức mạnh kinh tế đang lên.”

Nhưng các thành tựu này tạm thời bị scandal PMU 18 che mờ. Mới tuần rồi, trong lúc Đại hội X đang diễn ra, có tiết lộ là con rể của ông Mạnh là nhân viên ở PMU 18. Tuy nhiên không có dấu hiệu rằng ông này liên quan đường dây tham ô.

Việc xuất hiện thông tin này, cùng với làn sóng tường thuật vụ PMU 18 với sự tự do chưa từng thấy của một hệ thống truyền thông thường bị kiểm soát chặt, đặt giả thiết rằng một số người trong Đảng đang dùng scandal này để hạ uy tín của ban lãnh đạo hiện nay.

Tại Việt Nam, các chiến dịch bài trừ tham nhũng từ lâu đã được dùng làm quả bóng chính trị, vì thế nó cản trở mọi nỗ lực nghiêm túc để giải quyết tận gốc vấn đề.

Với những lãnh đạo đang muốn tái đắc cử, việc ra vẻ có quan điểm chống tham nhũng quyết liệt có thể giúp tô điểm hình ảnh của họ.

Các lãnh đạo khác thì sử dụng chiêu bài chống tham nhũng để thăng tiến và làm khó đối thủ.

Trước đây, trước thềm các Đại hội Đảng, đã liên tục xuất hiện nhiều tin đồn tố cáo gia đình của nhiều quan chức dính líu tham nhũng. Hồ sơ chống tham nhũng của Đảng lâu nay không tạo ra cơ sở để lạc quan rằng nỗ lực chống tham nhũng hiện nay sẽ thành công hơn trước đây.

Tại một hội nghị của đảng năm 1994, lần đầu tiên Đảng Cộng sản đã nêu tham nhũng là một trong bốn nguy cơ. Nhưng sau 12 năm và hai Đại hội, tham nhũng cấp cao vẫn lan tràn như thế.

Chỉ trừng phạt từng vụ việc khi chúng vỡ lở sẽ chẳng thể giải quyết vấn đề. Tham nhũng cỡ lớn ở Việt Nam tập trung vào những mạng lưới bảo trợ của các quan chức, gia đình và thân nhân của họ. Nói chung các mạng lưới này ở ngoài luật pháp.

Khi việc vỡ lở, chúng được đảng giải quyết trong phòng họp kín. Ví dụ, 12 thành viên của Ban Chấp hành Trung ương gần đây từng bị kỷ luật vì liên quan tham ô. Nhưng chỉ một số ít bị công khai kết tội và ra tòa. Ngay cả khi phải ra tòa, những vụ như vậy chỉ được truyền thông nhà nước đề cập qua loa, ngược hẳn với cơn sốt phanh phui của vụ PMU 18.

Điều quan trọng chủ chốt là phải thay đổi Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức vẫn bác bỏ việc phân cách quyền lực và vẫn dựa trên cách cai trị một đảng độc đoán.

Một thiểu số nhân sự lãnh đạo không phải do dân bầu kiểm soát cả hành pháp, lập pháp và tư pháp. Các cơ quan này không hoạt động độc lập với đảng và chỉ có thể hành động khi lãnh đạo cấp cao bật đèn xanh – điều này khiến việc phanh phui tham nhũng bị chính trị hóa nặng nề.

Cách duy nhất để chống tham nhũng hiệu quả là tạo ra các cơ quan độc lập với đảng, các cơ quan có thể điều tra, truy tố, trừng phạt các quan chức ở bất kì cấp nào. Báo chí cũng cần được tự do tường thuật về tham ô mà không cần sự bảo trợ hay e sợ nào.

Những cải cách này sẽ đòi hỏi Đảng Cộng sản từ bỏ sự độc quyền nắm các công cụ quyền lực, một điều mà các lãnh đạo ngày hôm nay tiếp tục không muốn nghĩ tới. Mặc dù tham nhũng có thể là đe dọa cho sự kiểm soát quyền lực của đảng, nhưng việc đối phó tham nhũng một cách đàng hoàng lại có thể tạo ra mối đe dọa lớn hơn.”

……………………………………………………

Bên cạnh bài viết của giáo sư Carlyle Thayer đã có những ý kiến như sau:

Tất cả đều cố tình ngây thơ! Chúng ta đang đứng trước thực trạng đau xót đó là tất cả các ngành nghề, tất cả các lĩnh vực hoạt động, điều gì, cái gì tiếp xúc với tiền thì điều đó đều có dính lứu đến tham nhũng. Thế mà tất cả đều vờ như ngây thơ không chịu hiểu điều đó.

Thử hỏi ai là người chịu món nợ cho chúng ta ngày nay? Ai là người phải chịu thua thiệt với bạn bè quốc tế về mọi mặt (văn hoá, đạo đức, tiền bạc và cả thể diện quốc gia). Cha ăn mặn, con khát nước.

Tôi đã từng nghe chuyện con một vị bác sỹ khi vào bệnh viện bị chết do không được cấp cứu kịp thời vì không có người đút lót. Khi phát hiện ra người bị tai nạn là con vị bác sỹ kia thì cả bệnh viện nháo nhào đi cứu. Nhưng ông trời “mù mắt” thật nhưng cũng có khi thấu tỏ?! Hay đại loại như chuyện cảnh sát giao! thông để cho xe bụi, đất cát chở vào khu dân cư không cần phủ bạt chỉ cần làm luật là vào. Điều đó ai bị thiệt chính con cháu vị cảnh sát kia hưởng bụi mà nếu không biết chừng thì lại con dâu, rể tương lai của các vị bị viêm mũi. Đại loại những chuyện như vậy rất nhiều.

Tôi kêu gọi chính phủ, đảng hãy vào cuộc ngay không sẽ quá muộn. Đừng vì tham quyền cố vị mà làm hỏng đất nước, làm hỏng tương lai của con cháu chúng ta. Tôi kêu gọi đồng chí Tổng bí thư hãy là người tiên phong trong việc này. Đừng phát biểu chung chung nữa! Nếu không sẽ có cuộc cánh mạng nổ ra khi đến thời cơ!

Nguyễn Thanh, TP. HCM

Việc chống tham nhũng hầu như không thể thực hiện được, vì người tham nhũng và người chống tham nhũng đều là đảng viên 1 đảng, là đồng chí của nhau, chịu sự kiểm soát của đảng. Vả lại đã là “anh em”,”đồng chí” của nhau sao nỡ “giết” nhau được và nếu càng để dân thấy được nhiều đảng viên xấu như vậy thì sẽ làm xấu đi hình ảnh của đảng thì sao!

Việc làm đầu tiên để chống tham nhũng có hiệu quả là phải ra luật kiểm kê tài sản của quan chức nhà nước. Tuy nhiên luật này được nhắc đến nhiều nhưng đến giờ này vẫn không có, có chăng chỉ là những văn bản, công văn rất nửa vời, không có giá trị pháp luật. Điều này thật sự dễ hiểu, vì nếu luật này ra đời thì nó sẽ tác động trực tiếp đến quyền lợi của các quan nhà nước, không ai dại gì tự cắt cổ mình!

Hoàng Lê, Hạ Long

Tham nhũng không phải, và không bao giờ chỉ xảy ra ở chế độ cộng sản, độc đảng, đa đảng đều có tham nhũng. Nước Anh cũng còn tham nhũng cơ mà. Vì vậy chống tham nhũng không chỉ có ở Việt Nam mà bất kì nước nào cũng phải làm, tất nhiên mức độ tham ô ở mọi quốc gia là có khác nhau.

VV
Con người mà có suy nghĩ một chút thì cũng biết là hết thuốc chống tham nhũng rồi. Bởi vì các ông chống tham nhũng thì cũng có khác nào tự chống mình đâu.

Hùng, TP. HCM

Các phân tích của giáo sư Carlyle Thayer thật là sâu sát với tình hình của Việt Nam, trước thềm ĐH X của Đảng người dân rất mong chờ vào sự thay đổi mang tính đột phá của Đại hội, nhưng kết quả sau khi ĐH kết thúc thật đang thất vọng.

Phe phái bảo thủ vẫn nắm quyền, có một vài ý kiến của các đại biểu nói ra về vấn đề dân chủ, đặc biệt như ý kiến của Bộ trưởng Trương Đình Tuyển rất hợp lòng dân chúng, nhưng không được ĐH bàn bạc và lưu tâm.

Tiếc thay cho nhũng người dân trông chờ vào sự đổi mới, tiếc thay cho nhũng người tâm huyết với tổ quốc, với dân tộc mà lực bất tòng tâm không thể làm như những gì mình tâm huyết.

Xuân Lam, TP. HCM

Chống tham nhũng không có lời giải? Như tôi đã nói: Phẩm chất của cộng sản là thu vào, thì phẩm chất của lãnh đạo đảng là tham nhũng, tức là cũng thu vào, điều này phù hợp với phẩm chất cộng sản.

Nên việc thay thế phẩm chất lãnh đạo đảng cộng sản là điều không thể thực hiện. Và hiện nay đảng cộng sản đang sử dụng công thức: “Đảng cử dân bầu, đảng làm chủ, dân làm công” Nếu muốn chống tham nhũng tốt, người dân được tự do hơn, thì đảng cộng sản Việt Nam phải thay đổi công thức đó thành: “Dân cử đảng bầu, dân làm chủ đảng làm công” như vậy thì mới thay đổi cục diện hiện nay, vì ai muốn cử làm lãnh đạo thì phải làm việc tốt, không tham nhũng dân tính nhiệm mới cử tiếp.

Chỉ có cách đó là có thể chống tham nhũng hiệu quả nhất. Đảng cộng sản Việt Nam luôn rêu rao là đảng của dân, do dân và vì dân. Nhưng thực tế thì ngược lại, đảng chỉ là đảng của đảng, do đảng và vì đảng mà thôi.

Bằng chứng ư? Bằng chứng là việc các thành viên của đảng, các quan chức lớn trong nội bộ đảng có tham nhũng hay vi phạm pháp luật thì chỉ bị kiểm điểm và họp kín trong nội bộ đảng. Và đảng chưa công khai nhiều vấn đề cho dân biết, từ việc cử ai lên làm thủ tướng, cử ai lên làm tổng bí thư, cử ai lên làm chủ tịch nước, công khai tài sản cán bộ, các khoản tài trợ..v..v..Đảng chỉ âm thầm họp kín và bầu rồi tự ứng cử.

Quyền tự do của đảng lại chỉ xem xét, xử lý nội bộ, mà không công khai cho dân biết xử lý thế nào. Và đảng cộng sản Việt Nam cũng không phải là đảng do dân tiến cử lên làm lãnh đạo vì, người dân Việt Nam từ 31 năm qua chưa có lần nào được bầu cử mà có đa đảng đối lập và có sự giám sát của quốc tế.

 

_______________

 

II.II.9 Kết luận: Tham Nhũng Tại Việt Nam, Thực Trạng Và Giải Pháp (CT12)

 Tác giả Lệ Trân.

Tham nhũng giống như một dịch bệnh, nó xuất hiện trong mọi xã hội và có sức tàn phá ghê gớm từ kinh tế, văn hóa, chính trị đến làm suy đồi đạo đức của bất cứ hệ thống chính trị nào. Điều khác nhau giữa các quốc gia là có giữ được dịch này dưới mức giới hạn và kiểm soát được chúng hay không. Lần theo lịch sử nước nhà, tham nhũng từng xuất hiện rất sớm, nó đã được phản ảnh qua các câu tục ngữ “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”, hay thi hào Nguyễn Du đã từng có câu “Trong tay sẵn có đồng tiền, sẵn sàng đổi trắng thay đen khó gì”. Tuy nhiên chỉ có nước ta dưới sự lãnh đạo của đảng lấy chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ chí Minh làm kim chỉ nam trong quá trình phát triển thì vấn nạn mới đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tham nhũng, cả về qui mô lẫn mức độ, từ cấp lãnh đạo cao cấp nhất của đảng xuống đến các cấp cơ sở. Vậy tham nhũng là gì? Thực trạng và giải pháp cho vấn đề nan giải này ra sao?

Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng, như tham nhũng là sự tác động qua những quyết định không thông qua những cơ chế được xã hội chấp nhận để trực tiếp hay gián tiếp giành lợi ích cho cá nhân hoặc nhóm người nào đó. Nhưng đơn giản và phổ biến nhất thì tham nhũng là một sự thiếu liêm chính hay không trung thực khi sử dụng vị trí được tin tưởng để đoạt lấy những lợi ích bất chính. Qua sự xác định này thì tham nhũng ở nước ta được biểu hiện vô cùng tinh vi và phức tạp qua các hành vi tham ô, hối lộ, bao che để cùng hưởng lợi. Hãy điểm qua một vài trong số những hiện trạng này từ những biểu hiện thô thiển đến các hành vi tinh xảo nhất, tham nhũng lan truyền trên những cán bộ cao cấp nhất đến và guồng máy của nó xuống tới người lao động trực tiếp trong xã hội.

Hiện trạng tham nhũng tại nước ta: Theo tờ “Vietnam Investment Review” số 699 ngày 7/3/2005 viết “Sự thiệt hại cho nguồn ngân sách chính phủ được ước lượng 30% của đầu tư hạ tầng”. Thực tế sự mất mát còn lớn hơn nhiều so với con số chính thức được nêu và nó không chỉ nằm ở lĩnh vực đầu tư hạ tầng, mà cả thượng tầng và mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Nếu nhìn lại những năm qua, đã có nhiều đơn thư dám mạnh dạn hơn trong việc tố giác những kẻ tham nhũng. Điểm qua một vài ví dụ trong số đó có lá thư ngỏ ký ngày 2/12/2001 do hai vị cách mạng lão thành là Trần Tuấn Hùng 78 tuổi với 52 năm tuổi đảng, ngụ tại phường Mai Động, quận Hai Bà Trưng; và ông Nông Thế Đàm ngụ tại B4 phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Hai ông đã chỉ mặt, vạch tên những kẻ có chức, có quyền từng xem chính họ là pháp lý, bỏ công luận ra ngoài tai để thu lợi bất chính cho bản thân và gia đình họ. Trong những vụ đã được tác giả nêu nên, người dân nghĩ gì khi đất nước ta còn nghèo, thu nhập chính thức của người lao động (kể cả tổng bí thư, thủ tướng hay chủ tịch nước) còn rất thấp, với bình quân cho mỗi đầu người chỉ đạt xung quanh 500 đô la Mỹ một năm. Vậy tiền từ đâu mà các lãnh tụ và con cái họ lại trở thành các tỷ phú nếu không làm ăn bất chính. Chẳng hạn, vụ 16 tấn vàng của Ngân hàng Quốc gia Nam Việt Nam đã rơi vào tay của một số nhà lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và nhà nước trong những ngày đầu khi hai miền Nam-Bắc thống nhất. Trong số những người được hưởng lợi nhất của vụ này là Lê Ngọc Báu, con trai thứ năm của tổng bí thư Lê Duẩn vào thời điểm đó. Vợ Báu là Nguyễn Thị Nga và con trai là Lê Anh Tuấn có tiền để mua 40% giá trị cổ phần của sân golf Đồng Mỏ theo giá 60 tỷ đồng tương đương 4.2 triệu đô la Mỹ ở thời điểm đầu tư. Tên của họ đã được ghi trong danh sách những người chủ chính thức của các cổ phần. Báu là một cổ đông của ba siêu thị tại Sài Gòn, của ngân hàng Á Châu (The Bank of Asia) và một công ty vàng bạc đá quí. Vị nguyên thủ, tổng bí thư Đỗ Mười âm thầm nhận một triệu đô la từ một công ty Mỹ qua giám đốc của công ty Nam Hàn. Con rể ông tên là Phương cũng làm chủ khách sạn Bảo Sơn và công ty Taxi có tên Việt Phương Taxicab Co. tại Hà Nội. Nói đến vợ chồng thủ tướng Võ Văn Kiệt, người ta liên tưởng ngay đến vụ tham nhũng nhiều triệu đô la trong xây dựng công trình đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam. Con trai ông là một trong những Mafioso tại Việt Nam trong đường dây nhập lậu ô tô vào trong nước, đã có lần chính đích thân thủ tướng phải can thiệp với lực lượng bảo vệ đường biển cho con trai trong vụ nhập lậu 200 ô tô vào Việt Nam. Bản thân cựu thủ tướng có tới 370 triệu đô la Mỹ trong các tài khoản của ngân hàng nước ngoài. Một Mafioso tiếp theo là con trai vị thủ tướng đương nhiệm, Phan Văn Khải. Anh ta thường nhập lậu một số lượng lớn ô tô cũ và buôn lậu chúng qua Trung Quốc và là nhân vật được một số nhà đầu tư nước ngoài tìm gặp cầu mong có sự tác động hầu thắng thầu. Đương nhiên việc “lại quả” đã đưa con trai thủ tướng chỉ trong thời gian ngắn đã trở thành chủ một số khách sạn sang trọng tại Hà Nội và Sài Gòn. Lê Thị An đứng đầu lực lượng chống buôn lậu của phòng an ninh Hà Nội có tiền đầu tư 10 tỷ đồng (tương đương 700 ngàn đô la Mỹ cùng thời giá) vào sân golf Đồng Mỏ, là chủ của một khách sạn tại Hà Nội và một cửa hàng xe máy tại Gia Lâm, Hà Nội.

Vừa qua, vụ án Năm Cam với sự tham gia của không ít các cán bộ cao cấp của đảng và chính phủ. Một số được đưa ra ánh sáng, số đông hơn và có thế lực hơn vẫn còn nằm sau bức màn bí mật. Rồi các vụ tham nhũng lớn trong ngành may mặc của cha con ông thứ trưởng Mai Văn Dậu, trong ngành dầu khí, ngành hàng không, bưu chính viễn thông vv.. Ở ngành giáo dục, truyền thống xã hội Việt Nam rất tôn trọng những người có bằng cấp, nhưng dưới thời hiện tại, thông qua tham nhũng, tệ nạn dùng bằng cấp giả tràn lan. Ngay cả nhiều người giành được tấm bằng theo công sức của mình nhưng sau khi tốt nghiệp nếu không có tiền, thật khó để tìm được việc làm. Con em những kẻ có tiền, có quyền mới có khả năng để chạy bằng cấp giả và những “việc thơm”. Đến lượt nó, khi đã có vị trí tốt, những người này lại ra sức tìm mọi mánh lới để kiếm tiền bằng cách tham ô, để trước hết trả dứt món tiền “đầu tư” ban đầu. Cứ thế, xã hội tiếp tục bị lôi cuốn vào cơn lốc tham nhũng bất tận. Trong lãnh vực y tế, người dân lao động mỗi khi đi khám, chữa bệnh họ đều phải lo lót từ y tá đến bác sĩ. Việc này dẫn đến một số trường hợp không có tiền đút lót người mắc bệnh không dám đến bệnh viện, hoặc có đến thì phải chầu chực rất lâu. Việc đã trở thành như thông lệ cho các bà mẹ trước khi sinh bé, người mẹ tương lai này phải có một số tiền nhất định cầm tay hoặc giắt cạp quần sẵn sàng đưa riêng cho bà đỡ để cầu mong bớt rủi ro khi sinh nở. Gần đây nhất, phóng viên Lan Anh của tờ Tuổi Trẻ đã bị truy tố vì chị đã dám đụng vào ổ có ô dù làm ăn lớn. Để bảo vệ lợi ích trong đường dây, sự kiện Lan Anh bị bắt và truy tố là điều không thể tránh khỏi.

Trên đây chỉ là một số trong vô vàn những vụ động trời. Song nguyên nhân và giải pháp ra sao hầu nước ta thoát khỏi Quốc nạn trên? Cũng trên tờ “Vietnam Investment Review” vừa nói, theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin: “Nhiều dự án gây lãng phí rất lớn, nhưng nó không dễ gì để phê phán những dự án này bởi vì nếu anh phê phán như vậy anh sẽ đụng đến những người ở cấp cao của ngành mà dự án thuộc về họ”. Đảng và chính phủ vừa là người đá bóng lại vừa là trọng tài thì câu chuyện trở thành “con kiến đi kiện củ khoai”. Nếu có vụ tham nhũng nghiêm trọng bức xúc thì đảng và chính phủ chỉ đơn giản làm ở mức tối thiểu để xoa dịu sự giận dữ của công chúng. Trong trường hợp cần thiết sẽ có một vài con dê được mang ra “tế thần” như vụ đường dây 500 KV nói ở trên với con dê tế thần là Bộ trưởng bộ Năng Lượng Vũ Ngọc Hải.

*
Nguyên nhân: Một số trong rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tham nhũng đó là:

Thứ nhất: Sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của đảng là gốc rễ của mọi nguyên nhân dẫn đến tình trạng bi đát của đất nước như ngày hôm nay, trong đó có vấn nạn tham nhũng. Vì theo đuổi mục đích này, đảng đã tự biến mình thành một tổ chức độc tài mang hình thái mafia. Lãnh đạo một đất nước không có đối lập lại có quyền lực tuyệt đối, thì đảng muốn làm mưa, làm gió gì tùy thích. Quyền tự do và sinh hoạt dân chủ của người dân bị tước đoạt. Nạn tham nhũng hoành hành là đương nhiên. Đảng có quyền lực tuyệt đối, nên tham nhũng không vượt khỏi những qui định về quyền đảng qui định. “Người chủ” đất nước chỉ biết còng lưng mà lam lũ để tạo ra của cải xã hội để những “đày tớ” mặc sức chia nhau. Giới “chủ nhân” hữu danh này bị cô lập hầu hết các thông tin về chính phủ. Họ không thể biết ai là những ông chủ mới của biệt thự sang trọng, những ô tô đắt tiền, và những tài sản kếch sù, họ cũng không biết được tiền lương một năm của cả gia đình mình không đủ cho buổi liên hoan sinh nhật con cái các “đày tớ” này.

Thứ hai: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là mầm mống cho dịch tham nhũng hoành hành. Vì theo lý luận Mark-Lenin, xã hội chủ nghĩa khác với tư bản chỉ là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (means of production). Điều này có nghĩa là đất đai, hầm mỏ, nhà máy v.v đều là của chung được nhân dân “làm chủ” do đảng lãnh đạo. Vậy thực chất “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là phát triển theo hướng thị trường trong một vài lĩnh vực không quan trọng, còn lại những ngành chủ chốt của nền kinh tế phải bằng mọi cách giữ “xã hội chủ nghĩa”. Như vừa nói ở trên, “chủ nhân”, như được tuyên truyền, thực chất không hề có bất cứ quyền hành nào cho các tư liệu sản xuất mà mình làm chủ, thực quyền của nó thuộc về các “đày tớ”. Chính điều này khiến các đày tớ tha hồ chia nhau của cải xã hội mà không cần đếm xỉa đến những người thực sự tạo ra nó. Hàng tấn vàng, hàng triệu đô la họ chia nhau không khác gì mớ tôm, cá ngoài chợ. Vậy cái còn lại “chính đáng” cho người lao động chỉ là sự nghèo đói triền miên. Những vụ tham nhũng, bê bối chỉ bị rò rỉ ra bên ngoài, hoặc một số “con dê” bị đưa ra tế thần chỉ khi trong giới “đày tớ” xuất hiện sự ăn chia không công bằng theo giao ước. Một khi đảng còn cai trị độc tài, thì cái đuôi xã hội chủ nghĩa kia sẽ không bao giờ bị cắt, nếu có thể chỉ là sự biến tướng mà thôi. Vì nó là cái quyết định quyền lực kinh tế và do đó quyết định vị trí độc quyền của đảng.

Thứ ba: Các thủ tục hành chính còn quá phiền toái, không rõ ràng. Một mặt, hệ thống pháp luật không đồng bộ, chồng chéo. Mặt khác, quan trọng hơn, đó là các ngành Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp không độc lâp và hoàn toàn chịu sự chi phối của đảng ở mọi cấp.

Thứ tư: Tiền lương của dân ta còn quá thấp, chưa đủ để một phần tái tạo sức lao động và nuôi sống gia đình người lao động.

*
Giải pháp: Đã có nhiều giải pháp, cả trong nước cũng như một số tổ chức quốc tế như Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB)… mong muốn giúp nước ta chống lại nạn tham nhũng. Tuy nhiên vấn đề phụ thuộc phần lớn vào đảng và chính phủ Việt Nam. Muốn chống tham nhũng có hiệu quả, những điều cần thiết là:

Một là: Xóa bỏ sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của đảng cộng sản, mở rộng sinh hoạt dân chủ cho mọi người dân. Trong khi chờ để có sự cải cách hệ thống luật pháp, các quyền của người dân đã được ghi trong hệ thống pháp luật hiện có của Việt Nam cần được tôn trọng tuyệt đối và được thực hiện để chấm dứt tình trạng người dân chỉ được hưởng các quyền của mình trên giấy. Đặc biệt là quyền thành lập các hiệp hội, các đảng phái đối lập, các tổ chức độc lập để bảo vệ người dân cũng như có tiếng nói để chống lại bất cứ hình thức độc tài nào – nguyên nhân chính của tham nhũng.

Hai là: Bỏ hẳn “định hướng xã hội chủ nghĩa” để xây dựng một nền kinh tế thị trường vững mạnh. Không còn sự tập trung tư liệu sản xuất xã hội vào tay một nhóm ít người. Giảm đến mức thấp nhất tài sản xã hội bị chia làm của riêng. Nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Cuối cùng: Cải cách hành chính một cách có hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống luật pháp cho một xã hội dân sự để phù hợp với một Việt Nam hiện đại. Hệ thống Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp phải độc lập. Đảng không được can thiệp vào hệ thống toà án ở bất cứ cấp nào.

*
Tóm lại, để chuẩn bị cho một xã hội mới không còn tham nhũng hoành hành, Việt Nam cần chuyển đổi sang một xã hội dân sự văn minh mà ở đó giá trị của mỗi thành viên được tôn trọng. Người dân có quyền thay đổi chính phủ bằng lá phiếu của mình qua tuyển cử tự do. Đặc quyền lãnh đạo đất nước một cách tuyệt đối và toàn diện như hiện nay không thể trao cho bất cứ tổ chức hay đảng phái chính trị nào. Xã hội không thể bị ràng buộc bởi sự áp đặt bởi bất cứ thứ chủ nghĩa nào. Sự phát triển và tiến bộ cho dân tộc phải do chính người dân Việt Nam quyết định

 

———————

 

 

II.II.10 Danh sách trên 300 cán bộ Cộng Sản có tài sản vài trăm triệu Mỹ kim

Posted on February 17, 2011 by doivienxu ; http://nghiathuc.com

CSVN tham nhũng kinh khũng như vầy mà quý vị còn nói chuyện chống tham nhũng. Hãy xem lại những số tiền khổng lố của những tên quan chức CSVN. Làm sao chống tham nhũng khi CSVN là những tên tham nhũng chưa từng thấy trong lịch sữ.

Phan Văn Khải và con trai trên 2 tỷ USD

Nguyễn Thị Xuân Mỹ : Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Kiểm Soát 417 triệu USD

Thích Trí Tịnh : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, TW GHP 250 triệu USD

Lê Đức Anh : Cựu Chủ tịch nhà nước CSVN 2 tỷ 215 triệu USD

Trần Đức Lương : Chủ tịch nhà nước 2 tỷ 100 triệu USD

Đỗ Mười : Cựu Tổng Bí Thư CSVN 1 tỷ 90 triệu USD

Nguyễn Tiến Dũng : Đệ nhát Phó Thủ Tướng 1 tỷ 780 triệu USD

Nguyễn Văn An : Chủ tịch Ban Chấp Hành Trương Đảng CSVN 1 tỷ 70 triệu USD

Lê Khả Phiêu: Cựu Tổng Bí Thư Đảng 1 tỷ 430 triệu USD

Nguyễn Mạnh Cầm : Phó Thủ Tướng 1 tỷ 350 triệu USD

Võ Văn Kiệt : Cựu Tổng Bí Thư Đảng 1 tỷ 15 triệu USD

Nông Đức Mạnh : Chủ Tịch Quốc Hội 1 tỷ 143 triệu USD

Phạm Thế Duyệt : Uỷ viên Thường vụ Thường trực TW Đảng 1 tỷ 773 triệu USD

Trần Ngọc Liễng : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 900 triệu USD

Hoàng Xuân Sính : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 784 triệu USD

Lý Ngọc Minh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 750 triệu USD

Nguyễn Đình Ngộ : Chủ tịch UBMTTQ 656 triệu USD

Võ Thị Thắng : Phó Chủ tịch Trung ương HLHPN 654 triệu USD

Ma Ha Thông : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 590 triệu USD

Nguyễn Đức Triều : Chủ tịch TW Hội Nông dân VN 590 triệu USD

Trần Văn Quang : Chủ tịch Hội Cựu chiến binh VN 587 triệu USD

Nguyễn Đức Bình : Giám Đốc Viện Quốc Gia TPHCM 540 triệu USD

Vương Đình Ái : Phó Chủ tịch Uỷ ban ĐKCĐVN 512 triệu USD

Hoàng Thái : Thường trực Đoàn Chủ tịch 500 triệu USD

Nguyễn Thị Nữ : Chủ tịch UBTW MTTQVN 500 triệu USD

Nguyễn Tiến Võ : Uỷ viên UBTW MTTQVN 469 triệu USD

Nguyễn Văn Huyền : Nhân sĩ thành phố HCM 469 triệu USD

Nguyễn Xuân Oánh : Kinh tế Thành phố HCM 469 triệu USD

Phạm Thị Trân Châu : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 469 triệu USD

Thích Thiện Duyên : Giáo hội Phật giáo QN ĐN 469 triệu USD

YA Đúc : uỷ viên UBTW MTTQVN 469 triệu USD

Hà Học Trạc : Chủ tịch UBTW MTTQVN 400 triệu USD

Hoàng Quang Đạo : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh 390 triệu USD

Lê Hai : Tổng cục chính trị QĐNDVN 390 triệu USD

Lê Truyền : Uỷ viên Ban Thường trực 390 triệu USD

Lý Quý Dương : Dân Tộc Dao tỉnh Hà Giang 390 triệu USD

Phạm văn Kiết : Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc 390 triệu USD

Vương Đình Bích : Uỷ viên UBTW MTTQVN 390 triệu USD

Trần Đông Phong : Thường trực UBTƯMTTQVN 387 triệu USD

Trần Văn Đăng : Uỷ viên TƯ Đảng,Tổng Thư ký 364 triệu USD

Hoàng Đình Cầu : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD

Lý Chánh Trung : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD

Ngô Bá Thành : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD

Trương Thị Mai : Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 300 triệu USD

Hồ Đức Việt : Bí Thư thứ nhất TW Đoàn TNCS 287 triệu USD

Lâm Công Định : Uỷ viên UBTW MTTQVN 287 triệu USD

Ngô Gia Hy : Uỷ viên UBTW MTTQVN 287 triệu USD

Trần Văn Chương : Chủ tịch Hội người Viẹt Nam 287 triệu USD

Trương Văn Thọ : Bác sỹ, dân tộc Chăm 287 triệu USD

Đỗ Duy Thường : Vụ Trưởng vụ Dân chủ pháp luật 280 triệu USD

Đỗ Tấn Sỹ : Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp 280 triệu USD

Lê Văn Triết : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 280 triệu USD

Lương Tấn Thành : Giáo Sư Bệnh viện Bạch Mai 280 triệu USD

Nguyễn Phúc Tuần : Uỷ viên UBTW MTTQVN 280 triệu USD

Phạm Thị Sơn : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 280 triệu USD

Lê Bạch Lan : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 269 triệu USD

Nguyễn Văn Vi : Uỷ viên UBMTTW 269 triệu USD

Trần Thoại Duy Bảo : Uỷ viên UBTW MTTQVN 269 triệu USD

Vũ Oanh Lão : thành cách mạng 269 triệu USD

Nguyễn Thị Nguyệt : Cao đài Ban Chỉnh tỉnh Bến Tre 264 triệ USD

Bùi Thái Kỷ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh 257 triệu USD

Hoàng Hồng : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 257 triệu USD

Lưu Văn Đạt : Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam 257 triệu USD

Nguyễn Công Danh : T P. Hồ Chí Minh 257 triệu USD

Nguyễn Túc : Uỷ viên Ban Thường trực 257 triệu USD

Nguyễn Văn Bích : Uỷ Ban Kế hoạch Nhà Nước 257 triệu USD

Hoàng Việt Dũng : Giám đốc Công ty TNHH 256 triệu USD

Phan Quang : Hội nhà báo Việt Nam, Uỷ viên UBMT 256 triệu USD

Vưu Khải Thành : Tổng công ty hữu hạn BITIS 256 triệu USD

Cao Xuân Phổ : Viện Đông Nam á 254 triệu USD

Chu Văn Chuẩn : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 254 triệu USD

Đăng Thị Lợi : Chủ tịch Hội Thân nhân Việt kiều 254 triệu USD

Hoàng Văn Thượng : Đại tá, Anh hùng quân đội 254 triệu USD

Lê Quang Đạo : Trung ương Mặt trận Tổ quốc N 254 triệu USD

Lợi Hồng Sơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 254 triệu USD

Lý Chánh Trung : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 254 triệu USD

Ngô Ngọc Bỉnh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD

Nguyễn Kha : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD

Nguyễn Văn Hạnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 254 triệu USD

Nguyễn Văn Vĩnh : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD

Đinh Thuyên : Chủ tịch hội người mù Việt Nam 250 triệu USD

Đoàn Thị ánh Tuyết : Thượng tá, Anh hùng quân đội 250 triệu USD

Lê Thành : Phó Chủ tịch Thường trực 250 triệu USD

Mùa A Sấu : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 250 triệu USD

Trần Kim Thạch : Uỷ viên UBTW MTTQVN 250 triệu USD

Lê Ngọc Quán : Mặt trận Tổ quốc tỉnh Vĩnh Phú 249 triệu USD

Nguyễn Quang Tạo : Chủ tịch liên hiệp các hội hoà bình 249 triệu USD

Nguyễn Văn Thạnh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 249 triệu USD

Thào A Tráng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 249 triệu USD

Trần Khắc Minh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 229 triệu USD

Lê Minh Hiền : Thường trực UBTƯMTTQVN 215 triệu USD

Hà Thị Liên : Thường trực UBTƯMTTQVN 214 triệu USD

Ama Bhiăng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD

Âuu Quang Cảnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD

Bế Viết Đẳng : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD

Đàm Trung Đồn : Đại học Tổng hợp Hà Nội 200 triệu USD

Đặng Đình Tứ : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD

Đặng Ngọc Bân : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD

Đinh Công Đoàn : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD

Đinh Gia Khánh : Viện Văn học dân gian 200 triệu USD

Hà Phú An : Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD

Hoàng Đức Hỷ : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD

Lâm Bá Châu : Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp 200 triệu USD

Lê Văn Tiếu : Việt kiều tại CHLB Đức 200 triệu USD

Lương Văn Hận : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD

Nguyễn Văn Tư : Chủ tịch Hội Công Thương 200 triệu USD

Phùng Thị Hải : Giám đốc Công ty TNHH Thuỷ Sản 200 triệu USD

Rơ Ô Cheo : Dân tôc Gia Lai tỉnh Gia Lai 200 triệu USD

Sầm Nga Di : Dân tộc Thái, tỉnh Nghệ An 200 triệu USD

Thích Đức Phương : Thừa Thiên Huế 200 triệu USD

Thích nữ Ngoạt Liên : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD

Trần Hậu : TWMTTQVN Trưởng Ban Nghiên 200 triệu USD

Triệu Thuỷ Tiên : Dân tộc Nùng 200 triệu USD

Trương Nghiệp Vũ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD

Trương Quốc Mạo : Chủ tịch Hội nông dân 200 triệu USD

Ung Ngọc Ky : Uỷ viên uỷ ban TWMTTQ 200 triệu USD

Vũ Đình Bách : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD

Mong Văn Nghệ : Dân tộc Khơ mú tỉnh Nghệ An 197 triệu USD

Đinh Xông : Dân tộc Hrê tỉnh Quãng Ngãi 190 triệu USD

Lê Công Tâm : Phó Chủ tịch Thường trực 190 triệu USD

Mấu Thị Bích Phanh : Dân tộc Raklây tỉnh Ninh Thuận 190 triệu USD

Nguyễn Ngọc Minh : Uỷ viên UBMTTQ tỉnh Huế 190 triệu USD

Phan Hữu Phục : Cao đài Tiên thiên 190 triệu USD

Trần Thế Tục : Uỷ viên UBTW MTTQVN 190 triệu USD

Hoàng Mạnh Bảo : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD

Nguyễn Thị Ngọc Trâm : Uỷ viên UBTW MTTQVN 187 triệu USD

Phạm Hồng Sơn : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD

Phan Hữu Lập : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD

Thái Văn Năm : Phật giáo Hoà hảo 187 triệu USD

Trần Văn Tấn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 187 triệu USD

Vi Văn ỏm : Dân tộc Xi mun tỉnh Sơn La, 187 triệu USD

Bùi Thị Lập : Uỷ viên UBTW MTTQVN 184 triệu USD

Kpa Đài : Uỷ viên UBTW MTTQVN 184 triệu USD

Lê Văn Hữu : Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Yên 184 triệu USD

Nông Quốc Chấn : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 184 triệu USD

Phạm Khiêm Ich : Viên Thông tin KHXH 184 triệu USD

Phạm Thanh Ba : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 184 triệu USD

Từ Tân Vũ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 184 triệu USD

Viễn Phương : Nhà thơ Uỷ viên UBMTTQ 184 triệu USD

Nguyễn Ngọc Thạch : Tổng Biên Tập Báo Đại Đoàn kết 180 triệu USD

Trương Hán Minh : Người Hoa TP. Hồ Chí MInh 180 triệu USD

Bùi Xướng : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 157 triệu USD

Trần Đình Phùng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt 157 triệu USD

Hồ Ngọc Nhuận : Uỷ viên UBTW MTTQVN 156 triệu USD

Phan Huy Lê : Uỷ viên UBTW MTTQVN 156 triệu USD

Nguyễn Thống : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 154 triệu USD

Trần Minh Sơn : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 154 triệu USD

Vũ Duy Thái : Giám đốc xí nghiệp trách nhiệm hữu hạn 154 triệu USD

Chu Phạm Ngọc Sơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD

Đỗ Hoàng Thiệu : Đà Nẵng Ngân Hàng tỉnh QN ĐN 150 triệu USD

Dương Nhơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD

Huỳnh Cương : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD

Mai Thế Nguyên : Kiến trúc sư trưởng tại Na Uy 150 triệu USD

Ngô Minh Thưởng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 150 triệu USD

Nguyễn Ngọc Sương : Đại học Tổng hợp Thành phố 150 triệu USD

Nguyễn Văn Diệu : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 150 triệu USD

Phạm Ngọc Hùng : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD

Thượng thơ Thanh : HT Cao đài Toà Thánh Tây Ninh 150 triệu USD

Trần Đức Tăng : Phối sư Hội thánh Cđ Minh Chơn đạo 150 triệu USD

Trần Phước Đường : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD

Lê Đắc Thuận : Giám đốc điều hành Cty VANOCO 107 triệu USD

Nguyễn Đức Thành : Chủ tịch Ban điều hành CLB 107 triệu USD

Trần Mạnh Sang : Uỷ viên UBTW MTTQVN 107 triệu USD

Amí Luộc : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD

Bùi Thị Lạng : Thành phố Hồ Chí Minh. 100 triệu USD

Danh Nhưỡng Dân tộc Khơ me 100 triệu USD

Đào Văn Tý : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD

Đồng Văn Chè : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD

Hà Den : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD

Hồ Phi Phục : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD

Hoàng Kim Phúc : Tổng Hội trưởng Hội Thánh tin lành 100 triệu USD

Kim Cương Tử : UBTW MTTQV 100 triệu USD

Lê Ca Vinh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD

Lý Lý Phà : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD

Nguyễn Hữu Hạnh : Nhân sỹ Thành phố 100 triệu USD

Nguyễn Lân : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 100 triệu USD

Nguyễn Lân Dũng : Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội 100 triệu USD

Nguyễn Minh Biện : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD

Nguyễn Phước Đại : Luật sư TP. Hồ Chí Minh 100 triệu USD

Nguyễn Tấn Đạt : Phật giáo Hoà hảo tỉnh An Giang 100 triệu USD

Nguyễn Thành Vĩnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD

Nguyễn Thị Liên : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD

Nguyễn Thiên Tích : Chủ tịch hội y học cổ truyền VN 100 triệu USD

Nông Thái Nghiệp :Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD

Phùng Thị Nhạn : Nghệ sỹ nhân dân Thành phố HCM 100 triệu USD

Sùng Đại Dùng : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD

Trương Quang Đạt : Dân tộc Sán Dìu tỉnh Vĩnh Phú 100 triệu USD

Tương Lai : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD

Vũ Mạnh Kha : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Hà Nội 100 triệu USD

Hà Thái Bình : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 56 triệu USD

Nguyễn Văn Đệ : Thượng tá, kỹ sư thuộc Bộ Quốc Phòng 56 triệu USD

Trần Bá Hoành : Uỷ viên UBTW MTTQVN 56 triệu USD

Võ Đình Cường : Uỷ viên UBTQ MTTQVN 56 triệu USD

Cù Huy Cận : Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật VN 50 triệu USD

Lê Khắc Bình : Chủ tịch, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 50 triệu USD

Huỳnh Thanh Phương : ủy Quân sự thành phố Cần Thơ 32 triệu USD

Hồ Xuân Long : Dân tộc Vân kiều, Quãng Trị 15 triệu USD

Một tài liệu cũ trong báo Quốc gia, Montreal, Canada từ tháng 2/1996 trích tin Nữu Ước cho biết :

“ Một thành viên cao cấp của Hội đồng mậu dịch Việt – Mỹ tiết lộ đảng CSVN được xem là một tỉ phú hàng đầu của thế giới vào năm 1995 với tài sản ước lượng lên đến 20 tỉ đôla…VN hiện nay có khoảng từ 80 đến 100 người có tài sản trên 300 triệu đô la, tất cả các tỉ phú này đều là cán bộ cao cấp của đảng.

“Ông John Shapiro, một cựu chiến binh Hoa kỳ sau 3 tuần lễ thăm VN để tính chuyện làm ăn buôn bán, phát biểu rằng các ông lớn trong đảng gồm các thành viên bộ chính trị, các bộ trưởng và thứ trưởng, ít nhất mỗi người có vợ hay con làm chủ một công ty. Theo ông J Shapiro, do việc chính phủ cho phép các công ty được chuyển ngân ra nước ngoài lên đến 500000 đô la, số ngoại tệ trong nước bắt đầu vơi đi.

“Vẫn theo ông Shapiro, có khoảng 700 đảng viên CSVN có tài sản từ 100 đến 300 triệu đô la. Đây là con số do một nhân vật cao cấp của ngân hàng trung ương cung cấp cho ông. Những đảng viên có tài sản từ 50 đến 100 triệu đô la khoảng 2000 người…Tất cả những con số về tài sản của đảng CSVN là do những chuyên viên thống kê của cơ quan mậu dịch quốc tế. Số tài sản lớn lao trên do thân nhân của đảng viên cao cấp ở nước ngoài làm sở hữu chủ. Ông Shapiro cũng nêu lên nhiều thí dụ điển hình như vợ bé của tổng cục phản gián làm ăn rất lớn ở Âu châu, em ruột của trung tướng VC, tổng cục phó tổng cục phản gián đang kinh doanh rất lớn ở Nam Cali, vợ con của Giám đốc tổng cục kinh tế và thân nhân của Đỗ Mười thủ đắc những tài sản nhiều triệu đô la ở Vancouver, Canada và cả ở New York, Houston. Trong niên khóa 94-95, hàng trăm du học sinh là con cái đảng viên tự túc. Niên khóa 95-96, con số này tăng lên gấp 3…”

Một tài liệu khác trong website mà tôi tạm dịch là mạng điểm ( cf. địa điểm, thời điểm) Hận Nam Quan tháng 5/2002 tựa là “ Giai cấp mới trong các chế độ CS “ cho biết :

“Theo tin của hãng thông tấn Reuter đánh đi từ Hà nội ngày 4 tháng 3 năm 2002 thì ĐCSVN sau khóa họp TƯ Đảng từ 18-2-đến 2-3-2002 đã chính thức ban hành một chính sách mới về kinh tế rất táo bạo: Đảng viên CS được phép làm kinh doanh tư nhân. Phạm Chi Lan, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và kỹ nghệ tuyên bố với phóng viên của hãng thông tấn Reuter rằng:”… Đại hội đã quyết định là các đảng viên đang quản trị các xí nghiệp tư nhân có quyền ở lại trong Đảng”.

“Thật ra thì từ nhiều năm nay, các đảng viên cao cấp tuy không chính thức sở hữu một xí nghiệp tư nào cả nhưng thân nhân bà con của họ đã là chủ nhân của những xí nghiệp tư lớn nhất trong nước.

“Cứ hỏi vợ con các ông Phan văn Khải, Võ văn Kiệt, Đỗ Mười, Phạm Thế Duyệt, Trần Đức Lương, Nguyễn Tấn Dũng…là sẽ biết ai là chủ nhân của các sân golf, các khách sạn hạng sang, hãng xe taxi, hãng hàng không, nhà máy chế biến hải sản, hãng xuất nhập cảng, siêu thị lớn nhất nước.

“Ai mà không thấy sự giàu có hiển nhiên của giới lãnh đạo CS tại VN. Họ xây nhà lầu, xài tiền như nước, xuất ngoại như đi chợ, chi tiêu một lúc hàng bó đô la tiền mặt. Giới tư bản đỏ nhờ phù phép XHCN đã biến tài sản của quốc gia thành tư sản một cách thần tình, biển thủ công quỹ, buôn lậu hàng quốc cấm thế mà cứ hò hét diệt tham nhũng đến cùng.

“Theo tài liệu FYI ( Poliburos network) ngày 19/12/2000 thì các cán bộ và nhân viên cao cấp của nhà nước CS Hà nội hiện làm chủ những số tiền to lớn gửi tại các ngân hàng ngoại quốc cộng với những bất động sản tọa lạc trong nước.

– Lê Khả Phiêu : cựu tổng bí thư ĐCSVN và gia đình có 5 khách sạn (2 ở Hànội và 3 ở Saigon), tài sản và tiền mặt trị giá 1 tỉ 170 triệu Mỹ kim (US$ 1.170.000.000)

– Trần Đức Lương: Chủ tịch nước CHXHCNVN, tài sản và tiền mặt 1 tỉ 137 triệu MK

– Phan Văn Khải: Thủ tướng chính phủ, gia đình có 6 khách sạn ở Saigon, tài sản 1 tỉ 200 triệu MK.

– Nguyễn Tấn Dũng: Đệ 1 Phó Thủ tướng, tài sản 1 tỉ 480 triệu MK

– Nguyễn Mạnh Cầm: Phó Thủ tướng, tài sản 1 tỉ 150 triệu MK

– Phạm Thế Duyệt: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, tài sản 1 tỉ 173 triệu MK

– Tướng Phạm Văn Trà : Bộ trưởng Quốc Phòng, tài sản gồm có 10 tấn vàng và tiền mặt 1 tỉ 360 triệu MK.

– Trương tấn Sang: Chủ tịch Ủy ban Kinh tế TƯ Đảng CSVN, tài sản và tiền mặt 1 tỉ 124 triệu MK

Ngoài ra, còn một số cán bộ và công chức có 1 tỉ và trên 100 triệu MK trong danh sách liệt kê của bảng FYI này là hơn 20 người nữa.

Gần đây nhất, theo điện thư Câu lạc bộ dân chủ số 39 tháng 2/2005 trong mạng điểm Y kiến thì:

“Một nguồn tin tuyệt mật đã được tiết lộ mới đây từ một quan chức cao cấp Bộ Công an cho biết số tiền khổng lồ mà các quan chức cao cấp VN gửi tại ngân hàng Thụy sĩ. Đáng chú ý là:

Cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh hơn 2 tỉ USD cộng 7 tấn vàng;

Cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười 2 tỉ USD;

Đương kim Bộ trưởng Quốc Phòng Phạm văn Trà 2 tỉ USD cộng 3 tấn vàng;

Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu 500 triệu USD;

Đương kim Chủ tịch nước Trần Đức Lương 2 tỉ USD;

Đương kim Thủ tướng Phan văn Khải hơn 2 tỉ USD;

Đương kim Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn tấn Dũng hơn 1 tỉ USD;

Đương kim Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh 1,3 tỉ USD;

Đương kim chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An hơn 1 tỉ USD;

Cựu phó ủy ban thể dục thể thao Quốc gia Lương quốc Đống 500 triệu USD;

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn mạnh Cầm hơn 1 tỉ USD;

Cựu Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại Mai văn Dậu hơn 1 tỉ USD.

Ngoài ra, nguồn tin cũng cho biết một danh sách dài các quan chức có số tiền gửi hàng trăm triệu USD…”

Tôi phải đưa ra 3 nguồn khác nhau để anh và các bạn trong nước thấy, báo chí trong nước nếu biết cũng không dám đăng vì toàn là “bí mật quốc gia”, internet thì không phải ai cũng có để coi, lại bị tường lửa ngăn chặn hay bị theo dõi khi dùng máy điện toán công cộng.

http://www.thienlyb uutoa.org/ Misc/NguoiLinhGi a.htm

http://minht. free.fr/tham% 20nhung%20001/ mat%20tran/ no%20le%20che% 20do%20001. html

Quan chức cao cấp của chế độ CSVN gởi tiền ở ngoại quốc

Sunday, September 11, 2005

* CSVN ra luật chống rửa tiền nhưng …

GENEVA 11-9 (NV) – Một số cán bộ được tin cậy của đám quan chức cao cấp của chế độ Hà Nội đã được giao cho nhiệm vụ chuyển tiền và quản trị các tài sản khổng lồ của họ có được nhờ tham nhũng hối lộ gửi tại các ngân hàng ngoại quốc. Một nhân vật (yêu cầu dấu tên) từng giao tiếp với một số người này ở một số ngân hàng Thụy Sĩ tiết lộ như vậy trong một cuộc tiếp xúc với báo Người Việt mới đây.

“Chưa kể tại ngân hàng các nước khác ở Âu Châu và Á Châu, riêng tại Thụy Sĩ, tôi biết có hai người ở các ngân hàng thành phố Lausane và hai người ở thành phố Geneva, làm nhiệm vụ chuyển tiền và quản trị tài sản do xếp của họ gửi.” Nhân vật trên tiết lộ.

Lương bổng của đám quan chức cao cấp của đảng và nhà nước CSVN, theo sự mô tả của một viên chức ngoại giao Tây Phương thì “không đủ để họ sống 10 ngày”, nhưng họ có tiền phải gửi, hay nói đúng hơn, giấu đút, ở các ngân hàng ngoại quốc là một điều hiển nhiên bất bình thường. Cho tới nay, lương căn bản của cán bộ đảng viên CSVN chỉ có 290,000 (tương đương khoảng $18 đô la) rồi nhân theo chỉ số cao thấp tùy chức vụ, cấp bậc. Nhưng có lần Vũ Khoan, phó thủ tướng CSVN, khi thăm một xí nghiệp quốc doanh đã so sánh và thấy một viên chức nhà nước chức vụ rất cao như ông còn kém lương của một người thợ chuyên môn. Ðiều này cho thấy lương bổng cán bộ công chức CSVN, dù là quan chức cao cấp, cũng không là bao nhiêu và không đủ sống.

Theo lời nhân vật trên tiết lộ, mỗi một số viên chức cao cấp của chế độ đều sử dụng một số thuộc cấp tín cẩn vào công việc chuyển ra ngoại quốc số tài sản khổng lồ mà họ vơ vét được qua các “phi vụ” tham nhũng hối lộ.

Số tiền họ gửi mỗi lần khoảng bao nhiêu, cách bao lâu gửi một lần, các cán bộ có trách nhiệm chuyển đô la và vàng dưới nhiều hình thức khác nhau đến các ngân hàng ngoại quốc, không tiết lộ. Nhưng nếu đó không phải là các số tiền lớn bạc triệu đô la thì người ta không cần đến người chuyên trách “chuyển khoản” cũng như quản trị xuất nhập các số tiền này, ông nói.

“Họ luôn luôn có trách nhiệm đi đi về về”, ông tiết lộ tiếp. “Giữa không những Việt Nam và Châu Âu mà còn cả từ Việt Nam đến một số ngân hàng ở Á Châu cũng như cả Nga và Ðông Âu.”

Tại sao đám quan chức CSVN lại đem tiền gửi cả tại nước Nga là nước có hệ thống ngân hàng thuộc loại bấp bênh nhất trên thế giới?

“Họ gửi tiền cả ở ngân hàng Nga vì tin tưởng nguyên tắc khôn ngoan này: Không bao giờ bỏ tất cả các quả trứng vào chung một giỏ.” Ông giải thích rằng nếu một quả trứng chẳng may bị vỡ, có thể những quả trứng khác vỡ theo. Ðây là sự khôn ngoan chung của đám quan chức cao cấp của chế độ khi họ rải số tiền kiếm chác được ra nhiều nơi trên thế giới. Theo ông, có rất nhiều người khác nhau làm nhiệm vụ chuyển tiền và quản trị tài sản của “xếp” ở ngoại quốc. Nhưng cũng có những người là vợ, con, hay thân quyến của đám cán bộ đảng viên tham nhũng đóng vai trò giấu đút tiền tham nhũng hối lộ khi họ đi ra ngoại quốc.

Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn viết một bài có tính cách “mách bảo” cho cán bộ đảng viên tham nhũng trong nước cách thức gửi tiền ở hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ với tựa đề “Gửi tiền ở nhà băng Thụy Sĩ”. Bài báo này được báo điện tử VNExpress lấy lại và phổ biến ngày Thứ Bảy 10-9-2005 mở đầu với câu hỏi “Có thể mở tài khoản ẩn danh – anonymous account – ở ngân hàng Thụy Sĩ không?” Bài báo này giải thích khá tỉ mỉ về thế nào là tài khoản ẩn danh dưới hình thức “tài khoản mang số nào đó thay vì mang tên khách hàng.” Và “tài khoản số hạn chế sự hiểu biết về chủ nhân của nó…” Bài báo phục vụ loại độc giả nào, khách hàng ngân hàng nào ở trong nước, người ta có thể hình dung ra ngay khi mà lợi tức trung bình đầu người chỉ có khoảng $500 đô la một năm.

Ngày 8-6-2005, CSVN theo áp lực của Hoa Kỳ khi lôi kéo Hà Nội hợp tác đối phó với khủng bố, rửa tiền ma túy, buôn lậu trên thế giới, ra nghị định số 74/CP để chống rửa tiền. Nghị định này buộc “Các ngân hàng, các định chế tài chính phải báo cáo về các giao dịch trong một ngày của một cá nhân hay một tổ chức có tổng trị giá từ 200 triệu đồng (khoảng $12,400 đô la) trở lên.” Theo sự tường thuật trên báo Tuổi Trẻ ngày 9-6-2005. Tờ báo này kể tiếp rằng: “Tuy nhiên, các qui định có tác động lớn nhất là các ngân hàng buộc phải báo cáo về những khách hàng có lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng từ 500 triệu đồng (khoảng $31,000 đô la) trở lên tại một ngân hàng. Lượng tiền 500 triệu đồng là tổng các khoản tiền gửi của cá nhân đó chứ không phải là một lần gửi tiết kiệm có trị giá 500 triệu đồng.”

Nhân vật trên kể cho hay, cách đây mấy năm, ông chánh văn phòng của Hội đồng Bộ Trưởng Chính phủ CSVN có lần đã thua bạc tại một casino ở Geneva “mấy trăm ngàn đô la trong một đêm”. Ðiều này, số tiền tham nhũng hối lộ mà đám quan chức CSVN giấu đút ở ngoại quốc phải “vô cùng lớn.”

Khóa họp Quốc hội CSVN hồi tháng Tư vừa qua, một dự thảo luật chống tham nhũng được bàn cãi nhưng rồi vẫn không có biểu quyết và được loan báo sẽ thảo luận trở lại vào khóa họp thứ hai của năm nay dự trù vào tháng 11 tới. Hàng năm, các khóa họp quốc hội Hà Nội đều có thảo luận chuyện chống tham nhũng và họ nhìn nhận tham nhũng đã trở thành “quốc nạn”.

Nguyễn đình Lộc, đại biểu quốc hội và nguyên là Bộ trưởng Tư Pháp CSVN nói với báo chí trong nước rằng tham nhũng chỉ bị lộ diện khi “nội bộ tham nhũng” tố cáo lẫn nhau. Trong một cuộc điều trần trước quốc hội, Phan văn Khải, thủ tướng Hà Nội, nhìn nhận tham nhũng đã “xà xẻo” khoảng 30% các dự án xây dựng, phát triển. Phần lớn các dự án này được tài trợ từ các khoản tín dụng ngoại quốc. Các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết viện trợ, tài trợ cho các dự án phát triển, xóa đói giảm nghèo cho Việt Nam năm 2005 là $3.4 tỉ đô la. (NT)

 

 

 

HẾT

PHẦN HAI: Phương cách giải quyết

                 II.     Đặc thù Việt Nam

 

Comments
One Response to “Tham nhũng và Nhân quyền Việt Nam”
Trackbacks
Check out what others are saying...


Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: