BÀN VỀ CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ 11 VÀ CÓ HAY KHÔNG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN.

BÀN VỀ CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TẠI ĐẠI HỘI  ĐẢNG LẦN THỨ 11 VÀ CÓ HAY KHÔNG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN.

 DânChu Tự Do
   Như chúng ta đã biết, cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam tại đại hội Đảng lần thứ 11 có tựa đề là: ” Cương lĩnh xây dưng đất nuớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội “.
     Chỉ riêng tựa đề này thôi cũng đủ nói lên sự cẩu thả, sự sai lầm cơ bản về mặt bản chất, sự vô trách nhiệm và sự thiếu hiểu biết của những người soạn thảo ra nội dung của cương lĩnh này. Đây là một sai lầm sơ đẳng không thể tha thứ được và chúng ta hãy cùng nhau để phân tích xem có đúng là như vậy hay không?
     Vậy thời kỳ quá độ ở Việt nam được Đảng cộng sản Việt nam định nghĩa như thế nào? Đó chính là: ” thời kỳ đưa nước Việt Nam từ một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không thông qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản “. Đây chính là sự vận dụng sáng tạo luận điểm của Lênin. Bởi Lênin cho rằng, đối với một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa một khi khi giai cấp vô sản đã giành được chính quyền thì dưới sự giúp của các nước xã hội chủ nghĩa anh em có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không phải trải qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản. Vậy thì chúng ta hãy thử phân tích xem có đúng là Việt nam bỏ qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản hay không.
     Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa tư bản có 4 đặc điểm mà sau đây chúng ta hãy cùng nhau phân tích những đặc điểm đó:
     Thứ nhất là thành phần kinh tế tư nhân. 
     Nhà nước Việt Nam thừa nhận sự tồn tại của thành phần kinh tế tư nhân. Bảo đảm quyền sở hữu tư nhân đối với phương tiện sản xuất và quyền tư do kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt pháp lý, được quyền bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Trên thực tế các doanh nghiệp tư nhân phát triển rất là nhanh chóng và ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của xã hội.
    Thứ hai là có mua bán sức lao động. Đây là đặc điểm mang tính bản chất của chủ nghĩa tư bản.
    Ở Việt Nam, muốn đi làm đều phải ký hợp đồng và trong cơ chế thị trường thì hợp đồng lao động chính là hình thức mua bán, có sự trả giá và mặc cả giữa đôi bên. Như vậy thì sức lao động đã trở thành hàng hoá và đương nhiên là có hiện tượng mua bán sức lao động. Đối với thành phần kinh tế tư nhân nó mang bản chất của chủ nghĩa tư bản thì không nói làm gì. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp nhà nước tiền lương còn được trả thấp hơn các doanh nghiệp tư nhân nữa, cho nên các doanh nghiệp nhà nước còn bóc lột người lao động thậm tệ hơn cả các doanh nghiệp tư nhân. Như vậy rõ ràng rằng, bản chất của xã hội Việt Nam là bản chất bóc lột
     Thứ ba là có động lực lợi nhuận.
     Nhà nước Việt nam luôn luôn khuyến khích các doanh nghiệp trong nước là làm ăn phải có lãi và đang có khuynh hướng thả nổi giá cả theo cơ chế thị trường. Bản thân các doanh nghiệp cũng muốn làm ăn thì phải có lợi nhuận.
     Thứ tư là có kinh tế thị trường và cạnh tranh.
     Đây là một đặc điểm mà nền kinh tế Việt Nam đã có đầy đủ và đang chờ được thế giới công nhận. Nhà nước Việt Nam cũng thừa nhận là có cạnh tranh và gọi đó là cạnh tranh lành mạnh.
    Như vậy qua việc phân tích 4 đặc điểm nêu trên có thể nói Việt Nam đang trên con đường xây dựng và phát triển nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, không có việc “quá độ lên chủ nghĩa xã hội” ở Việt Nam như cương lĩnh của đảng cộng sản Việt nam đã đề ra tại đại hội lần thứ 11.
    Việc các nhà lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam cho rằng, sự tồn tại của các doanh nghiệp nhà nước là minh chứng cho việc sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, một yếu tố cơ bản của quan hệ sản xuất để mà nói rằng, họ đang xây dựng chủ nghĩa xã hội thì càng sai nữa.
     Như chúng ta đã biết, quan hệ sản xuất gồm 3 mặt:  quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất; quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất; quan hệ phân phối sản phẩm sản xuất ra.
     Trước hết đối với quan hệ phân phối sản phẩm sản xuất ra thì việc phân phối ở đây là không công bằng bởi vì như đã phân tích ở trên, xã hội của chúng ta là xã hội mang bản chất bóc lột. Như vậy quan hệ này là quan hệ mang tính chất của chủ nghĩa tư bản.
     Thứ hai là quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất. Về quan hệ này thì như chúng ta đã biết trình độ chúng ta còn thua xa các nước tư bản phát triển chú chưa nói đến là hơn hẳn họ. Chẳng hạn đối với các doanh nghiệp nhà nước, những người lãnh đạo có chức và có quyền nhưng họ chẳng có trách nhiệm gì cả. Từ đó dẫn đến việc tham nhũng, tham ô, xà xẻo của công do tiền thuế của người dân đóng góp, bởi vì họ đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu. Do vậy, quan hệ này còn mang nhiều yếu tố của chủ nghĩa tư bản.
     Cuối cùng là quan hệ về sở đối với tư liệu sản xuất. Có thể nói đây là quan hệ mà các nhà lãnh đạo đảng thể hiện sự chủ quan và duy ý chí của mình. Rõ ràng nhất là việc xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp và các tập đoàn sản xuất và cuối cùng thì nó đã bị phá sản. Bản chất của quan hệ này là cha chung không ai khóc. Cứ nói đến các doanh nghiệp nhà nước là nói đến việc làm ăn không có hiệu quả.Chính vì vậy các nhà lãnh đạo đảng phải đề ra phương án cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao tính trách nhiệm đối với các doanh nghiệp này.
    Vì vậy, do không hội đủ cả 3 yếu tố cho nên không thể nói quan hệ sản xuất mà chúng ta đang xây dựng là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Bản chất mối quan hệ của chúng ta trong quá trình sản xuất hiện nay vẫn là mối quan hệ ngưòi bóc lột người. Phương thức sản xuất của chúng ta hiện nay là phương thức tư bản chủ nghĩa. Ngoài sự hiện diện của các doanh nghiệp nhà nước, chẳng có yếu tố nào để nói lên rằng chúng ta đang trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cả.
.  Tôi rất buồn vì ngay cả trình độ ABC của chủ nghĩa Mác – Lê nin mà Đảng ta không có ai nắm vững cả. Được trình lên trình xuống với sự đóng góp ý kiến của hơn 3 triệu Đảng viên mà cũng chẳng có ai phát hiện được những sự vô lý này cả.
     Ngoài ra còn phải kể những câu này nữa: “phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ” hay ” phấn đấu xây dưng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa ” thì quả thực là nó mập mờ và không rõ ràng. Chẳng nhẽ nếu không định hướng được lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển theo con đường của chủ nghĩa tư bản hay sao, vì thế giới duy nhất cũng chỉ có hai con đường mà thôi. 
    Chính vì cương lĩnh của Đảng đã viết sai hoàn toàn về mặt lý luận cơ bản nên đường lối cũng không nhất quán và lúng túng. Ví dụ như việc quản lý các doanh nghiệp nhà nuớc thì như thế nào? có để nó tồn tại hay không? bởi vì như Vinashin là một ví dụ, đó là một sự phá hoại đất nước vô cùng nghiêm trọng.
    Do chúng ta đang xây dựng và phát triển chủ nghĩa tư bản ở nước ta cho nên việc áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa ở nước ta là không còn phù hợp nữa. Vì thế, chúng ta cần phải thay đổi toàn bộ nguyên lý và lý luận về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
    Thay cho lời kết, tôi thấy luận điểm của Lênin thật là hay, đến khi các nước xã hội chủ nghĩa anh em chạy mất dép thì Việt nam không còn con đường nào khác là phải phát triển chủ nghĩa tư bản theo đúng tuần tự tiến trình lịch sử của xã hội loài người.
    
Do lâu quá, không viết lách gì cả nên kiến thức bị rơi rụng nhiều và cách đây cũng 30 năm rồi. Bây giờ thì việc phân tích mới được chính xác, nội dung và bản chất của bài viết chắc khó ai mà bác bỏ được. Rất mong là nó đươc phổ biến một cách rộng rãi. Đọc xong nhớ cho mình biết ý kiến nghe!

Comments
One Response to “BÀN VỀ CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ 11 VÀ CÓ HAY KHÔNG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN.”
  1. Trái tim Việt Nam nói:

    Lạc quan điểm rồi anh bạn ơi!
    Đọc bài của anh ba thấy viết cũng lý luận hiểu biết! Nhưng tiếc thay cái lý luận cái logic bạn cho hoàn toàn lạc đề với đường lối chính sách mà đảng cộng sản vạch ra !
    Thứ nhất Đường lối phát triển kinh tế ở VN không phải quá độ lên chủ nghĩa xh, hay chủ nghĩa Tư Bản mà theo một đường lối khác biệt! Đường lối này viết ra là bị cho là tiếc lộ bí mật Quốc Gia!
    Thứ hai cái cương Lĩnh đảng Cộng sản nêu ra trên là cái Cương lĩnh Vô cùng mù mờ, thâm thúy chỉ những người “quán triệt”,” lĩnh hội” được mới biết còn bạn chỉ hiều cái vỏ bề ngoài nên bàn ở đây là lạc quan điểm rồi.
    Vì Thực ra các bạn không biết , hoặc không dám viết đầy đủ bản chất của CNXH mà đảng CS Việt Nam đang một lòng một dạ thờ phụng!
    Thực chất Đảng CS định hướng theo xu thế khác biệt, nhưng mục đích chính là vơ vét nguồn tài nguyên các Quốc gia đang theo! Cho dù bạn có lý luận giỏi đến đâu cũng không giải thích nỗi Vì sao các cương lĩnh phi lý , ngịch ngợm vậy mà người ta cũng viết ra được, ngoài trừ bạn định Nghĩa chính xác CNXH và đảng CS VN! Việc Định nghĩa chính xác như là chân lý thì bạn sẽ hiểu và hết thắc mắc! Tôi không tiện định nghĩa CNXH và tương quan với ĐCSVN. cuối cùng Tôi muốn nói một điều dù là định nghĩa thế nào, Đảng CSVN và đường lối XHCN cũng luôn mang đến đại dịch họa cho VN, đó là cái thâm thúy , đau nhất mà VN Nhân Dân Việt Nam có ý,vô tình hay bàn quan điều phải chịu tác động đến đời sống nhận thức và văn hóa.
    VN chỉ còn việc từ bỏ học thuyết lý luận hiện thời mới đưa đất nước VN phát triển được, Cứ bám theo lề trái hay lề phải hay ở giưã , hoặc ngẫu hứng hay kế hoặc thì VN vẫn không thoát khỏi nghèo đói và lạc hậu cho dù 60 năm nữa VN vẫn tuột hậu so với các nước trên thế gíơi! Vì sau! VÌ tư duy suy nghĩ dẫn dắt theo hình ảnh đi theo xu thế ngược lại. Đó là chân lý và mục đích. chỉ những người lĩnh hội về quyền lực và tài sản mới thấu hiểu.

Bình luận về bài viết này