Báo động họa Cộng sản
Báo động họa Cộng sản
Ngày 15-4-2009
Chi phí quân sự của Hoa Kỳ tiếp tục tăng lên mặc dù những mối đe doạ tiềm tàng chống lại nước Mỹ đã giảm xuống mức tối thiểu.
Những người biện hộ cho một lực lượng quân sự lớn mạnh hơn đang kêu gọi sự chú ý tới những kẻ thù cũ và mới, mà Trung Quốc là đối thủ hàng đầu đại diện cho loại Kẻ Thù Số Một.
Thế nhưng nếu Bắc Kinh đại diện cho một mối đe doạ, thì sự đe dọa ấy là đối với sự thống trị của Hoa Kỳ ở Đông Á, chứ không phải với nước Mỹ. Tuy nhiên, chỉ khi nào Trung Quốc gây ra mối đe dọa tại đất Mỹ thì mới đáng giá để giao tranh.*
Một số người tán thành cho chính sách này đã coi Trung Quốc như là một mối nguy hiểm tiềm tàng, trong khi những người khác coi cuộc chiến tranh với Bắc Kinh là chắc chắn phải xẩy ra.
Sự gia tăng các chi tiêu quân sự của Trung Quốc là nỗi lo sợ chung đối với tất cả mọi người. Ngũ Giác Đài đã nêu bật mối quan ngại của họ qua bản báo cáo thường niên mới đây nhất về ngân sách quốc phòng của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã đáp trả bằng việc gọi bản báo cáo này là một “sự bóp méo cực độ về các sự kiện” và là sản phẩm của “lối tư duy Chiến tranh Lạnh”, thứ đóng vào vai trò “lợi dụng ảo tưởng về mối đe doạ quân sự của Trung Quốc.”
Để làm cho mọi người tin, Bộ Quốc phòng (BQP) đưa ra một giọng điệu có cân nhắc tính toán khi họ trình bày chi tiết về những nỗ lực quân sự gia tăng của Trung Quốc.
Các lực lượng lục quân của Bắc Kinh đang thực hiện nhiều tiến bộ thực sự — song vẫn còn còi cọc so với quân đội Mỹ, lực lượng Mỹ khởi đầu với một cơ sở to lớn vững mạnh và chi tiêu gấp nhiều lần hơn (TQ).
Bản báo cáo này của Hoa Kỳ tương tự như (báo cáo) của nước Anh ở thế kỷ 19, với đế chế trải rộng trên toàn cầu của họ, (khi ấy) Anh công khai than phiền về lực lượng hải quân đang bành trướng của Mỹ. Cuối cùng, Washington đã qua mặt cường quốc Anh, nhưng chỉ sau hai cuộc chiến tranh thế giới đã cùng lúc đánh thức nước Mỹ trỗi dậy và làm nước Anh kiệt sức.
Bản báo cáo của Ngũ Giác Đài mở đầu bằng cách công khai tuyên bố rằng “Hoa Kỳ chào đón sự trỗi dậy của một nước Trung Hoa ổn định, hòa bình, và thịnh vượng, và khuyến khích Trung Quốc tham gia một cách có trách nhiệm vào hệ thống quốc tế.” Tuy nhiên, Ngũ Giác Đài nói thêm rằng, “nhiều biểu hiện không rõ ràng bao quanh hướng đi tương lai của Trung Quốc, đặc biệt liên quan tới việc sức mạnh quân sự đang bành trướng của Trung Quốc có thể được sử dụng ra sao.”
Thật là đầy đủ, song làm cách nào Washington định nghĩa chữ “có trách nhiệm”? (thì) Bản báo cáo không cho biết. Tuy nhiên, người ta hoài nghi rằng chữ “trách nhiệm” có nghĩa là sự chấp nhận quyền bá chủ quân sự của Mỹ ở Đông Á. Và với điều này, Bắc Kinh chắc chắn hầu như là không đồng ý.
Việc xây dựng lực lượng quân đội của Trung Quốc từ đó đến giờ là quan trọng song vẫn còn ở mức độ có tính toán. “Quân Giải phóng Nhân dân (QGPND) đang theo đuổi một sự chuyển đổi toàn diện từ một đội quân khổng lồ đã được xây dựng dành cho các cuộc chiến tranh tiêu hao sinh lực kéo dài trên lãnh thổ của họ sang một quân đội có khả năng chiến đầu và giành chiến thắng trong thời gian ngắn hạn, những xung đột ở cường độ cao chống lại các kẻ thù có công nghệ cao,” theo như giải thích của Ngũ Giác Đài.
Cuộc chuyển đổi của quân đội Trung Quốc “được nạp thêm năng lượng bằng việc thu đoạt được các vũ khí tối tân của nước ngoài, bằng tiếp tục đầu tư cao độ vào nền công nghiệp quốc phòng và khoa học công nghệ, và những cải cách sâu về tổ chức và học thuyết quân sự của lực lượng lục quân.” Cuối cùng, là các lực lượng vũ trang của Trung Quốc tiếp tục phát triển và chọn lựa những công nghệ quân sự có tính chất tàn phá, bao gồm những vũ khí như tàu ngầm, các hỏa tiễn bay thấp để tránh ra đa, hỏa tiển có gắn đầu đạn hạt nhân hay các đầu đạn có ngòi nổ như trong chiến tranh qui ước, và các hỏa tiễn có gắn bộ phận hướng dẫn chính xác *, cũng như vũ khí hạt nhân, trên vũ trụ, và chiến tranh trên mạng toàn cầu, là những thứ đang thay đổi các cán cân quân sự khu vực trong miền (Á châu) và tất cả những sự kiện quân sự ấy đang có những hàm ý vượt quá khu vực châu Á-Thái Bình Dương **.
Tuy nhiên, sự bành trướng có kế hoạch này chỉ đe doạ chút ít tới an ninh của Hoa Kỳ. Chỉ có lực lượng hạt nhân của Trung Quốc ngày nay là có thể tấn công nước Mỹ về mặt lý thuyết.
Bắc Kinh hiện sở hữu vào khoảng 40 hỏa tiễn xuyên lục địa, một số có tầm bắn hạn chế, và từ 15 tới 20 tàu ngầm có khả năng phóng được các hỏa tiễn. Trung Quốc đang cải thiện các tiềm năng chiến lược, “hiện đại hóa lực lượng tên lửa có tầm bắn xa hơn bằng việc bổ sung thêm những hệ thống duy trì hoạt động,” Ngũ Giác Đài cho biết, song trên thực tế, kết quả sẽ là một lực lượng phòng thủ, chứ không phải để tấn công.
Ngược lại, kho chứa vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ bao gồm hàng ngàn đầu đạn tinh vi được gắn trên hàng trăm tên lửa. Có một “khoảng cách về tên lửa” nguy hiểm (giữa Hoa kỳ và Trung Quốc), nhưng nó lại theo chiều hướng thuận lợi hoàn toàn cho Washington, và Bắc Kinh sẽ phải mất nhiều năm để xây dựng một lực lượng quân sự ở mức khiêm nhường có khả năng đơn giản ngăn ngừa nước Mỹ.
Dĩ nhiên, Trung Quốc có khuynh hướng hoạt động vượt quá vùng bờ biển của riêng họ. Trung Quốc đang “phát triển những vũ khí có tầm bắn xa hơn để có các khả năng vượt quá lãnh thổ Đài Loan,” những thứ vũ khí ấy, Ngũ Giác Đài cảnh báo rằng, “có thể cho phép Trung Quốc hướng sức mạnh của mình nhằm đảm bảo quyền sử dụng các nguồn tài nguyên hoặc yêu sách chủ quyền trên những vùng lãnh thổ đang tranh chấp, (TS & HS)”. Bắc Kinh “đang có được một số lượng lớn các tên lửa tầm thấp với độ chính xác cao.”
Ngoài ra, các hệ thống ra đa gắn trên phi cơ đang bay ở cao có khả năng phát hiện và phân biệt được phi cơ của địch và bạn cách xa 350-500 km và hệ thống tiếp nhiên liệu trên không sẽ cho phép các hoạt động trên không (của phản lực cơ) được nới rộng tới vùng Biển Đông và xa hơn nữa,” trong khi “các khu trục hạm và tàu ngầm tiên tiến phản ánh tham vọng của Bắc Kinh muốn bảo vệ và phát triển các quyền lợi trên biển của họ tới Trường Sa, và vượt quá quần đảo Trường Sa.”
“Các đơn vị tên lửa mới của Trung Quốc được trang bị những loại tên lửa có tầm bắn quy ước” vượt quá cả lãnh thổ Đài Loan. Bắc Kinh cũng đang phát triển những khả năng tham gia vào cuộc chiến tranh không qui ước, bao gồm công nghệ chống vệ tinh và tiềm năng tác chiến trên mạng internet toàn cầu.
Những bước đi này nghe qua thì đầy hăm dọa, song Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài để đi trong việc tạo ra một lực lượng quân sự có khả năng cao. Theo những ghi nhận từ Bộ Quốc Phòng Mỹ, quân đội Trung Quốc “tiếp tục phải đối mặt với những khiếm khuyết thiếu hụt trong khâu phối hợp tác chiến giữa các lực lượng (hải, lục, không quân, và tiếp liệu) và kinh nghiệm thực tế trong các cuộc diễn tập chung và những cuộc hành quân chiến đấu,” và họ phải tiếp tục thay thế “những phi cơ và tàu chiến đã lỗi thời,” điều chỉnh “học thuyết hành quân để đạt được và hiểu biết các năng lực mới của họ,” và biến đổi cho thích ứng “trang thiết bị hậu cần và công tác huấn luyện.”
Bắc Kinh chưa có khả năng “đánh thắng một đối thủ ở mức độ trung bình.” Thêm vào đó, “Trung Quốc có thể sẽ không đặt kế hoạch và hỗ trợ những đơn vị quân đội nhỏ đóng quá xa lãnh thổ Trung Quốc trước 2015, và sẽ không thể đặt kế hoạch và hỗ trợ những lực lượng lớn trong các cuộc hành quân chiến đấu xa khỏi Trung Quốc cho mãi tới khi bước vào thập niên tiếp theo.” (ý nói từ năm 2020-2030).
Trong bất cứ trường hợp nào, các khả năng như thế sẽ dường như phù hợp với quyền lợi kinh tế và địa-chính trị của một quốc gia bị bao bọc bởi các nước đã từng đánh nhau trong quá khứ.
Thậm chí nếu có ai đang nghi ngờ rằng các hoạt động quân sự của Bắc Kinh là “phòng vệ một cách thuần túy,” như Bắc Kinh đang nhấn mạnh, các hoạt động quân sự ấy đặt ra chút ít nguy hiểm trực tiếp đối với nước Mỹ*.
Sau cùng, Trung Quốc có đạt được thành công tối thiểu về qui ước chiến lược. Mặc cho những lời phát biểu về chuyện quan tâm từ các viên chức Trung Quốc khác nhau trong việc thủ đắc một hàng không mẫu hạm, từ đó đến nay Bắc Kinh đã và đang có làm chút ít để gia tăng khả năng nầy.Trái lại, Hoa Kỳ đang sở hữu 7 nhóm hàng không mẫu hạm.
Trung Quốc cũng thiếu một khả năng không quân chiến lược quan trọng. Sẽ không có các lực lượng tấn công người Trung Quốc đang hướng tới các vùng đất đai sở hữu ở Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, như Hawaii chẳng hạn, trong đời sống hiện nay của chúng ta (ý nói 30-40 năm nữa, Trung Quốc cũng chưa đủ khả năng tấn công Hawaii).
Các quốc gia Đông Á (Việt Nam, Lào, Kampuchea, Đại Hàn, Nhật, Malaisia,…) có thể ở vào tình trạng nguy hiểm lớn hơn, vì Trung Quốc chắc chắc đang muốn hỗ trợ lời nói của họ bằng sự hiện diện, (nếu như không muốn nói sử dụng khi cần thiết), của lực lượng quân sự trong việc giải quyết những vụ tranh chấp đất đai ở trong vùng này.
Nhưng bảo vệ các con cọp Đông Á – các quốc gia nầy (Đài Loan, Nam Hàn, Nhật) phần lớn đều có khả năng tự bảo vệ họ – không phải là giống như việc bảo vệ nước Mỹ.
Thêm vào đó, từ đó đến nay chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã và đang có tính thực dụng (làm theo quyền lợi) và có tính chất giới hạn. Mục tiêu hiển nhiên nhất của Trung Quốc là gia tăng một quân đội có khả năng củng cố ước muốn của họ lên Đài Loan*, vùng đất đang bị cách ly khỏi lục địa Trung Quốc trong 60 năm qua.
Tuy nhiên, các căng thẳng ở eo biển Đài Loan đang giảm dần nhờ những thay đổi chính trị ở thủ đô Đài Bắc, mặc dầu sự hăm dọa về hoạt động quân sự chưa biến mất.
Thêm vào đó Bộ Quốc Phòng Mỹ đang thừa nhận rằng “một nỗ lực xâm lăng Đài Loan sẽ làm tổn thương các lực lượng bộ binh vũ trang chưa được thử sức của Trung Quốc và mời mọc sự can thiệp của quốc tế.” Đài Bắc cũng có thể làm rất nhiều hơn nữa để tự bảo vệ chính họ. “Các cuộc đầu tư của Đài Loan để làm vững chắc thêm hạ tầng cơ sở, làm gia tăng sức mạnh các khả năng phòng vệ cũng có thể làm giảm khả năng của Bắc Kinh để đạt được các mục đích của họ.”
Bi kịch thay, về mặt nguyên lý, Trung Quốc dường như nhái lại giống hệt thái độ của Mỹ. David Isenberg báo cáo rằng tại một cuộc họp báo của Bộ Quốc Phòng, nhân viên Ngũ Giác Đài đã cắt nghĩa rằng các ưu tiên của Trung Quốc là “ để bảo vệ và duy trì vai trò của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, tiếp tục phát triển kinh tế, bảo đảm sự ổn định trong nước, bảo vệ chủ quyền đất đai của quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ và có được vị thế siêu cường”
Chỉ có điều thứ nhất (bảo vệ và duy trì vai trò cầm quyền của đảng) là khác với các mục đích của Hoa Kỳ trong bối cảnh, và trong khi Washington thích chọn lựa ngoại giao (đàm phán) để cải thiện xa hơn các quyền lợi theo nhận thức của họ, dẫu vấn đề ấy là đất đai hay địa chính trị, Mỹ chưa sẵn sàng sử dụng lực lượng quân đội để tăng cường cho các đòi hỏi hay sự khẳng định của họ.
Chính quyền Mỹ có thể bảo đảm niềm tin lớn hơn Bắc Kinh, nhưng Mỹ không thể nhấn mạnh rằng Mỹ luôn luôn đúng, còn Trung Quốc luôn luôn sai, và bởi vậy chỉ có Mỹ là xứng đáng tự vũ trang cho chính họ.
Thực tế, Bắc Kinh có thể bàn cãi rằng việc xây dựng quân đội của họ làm giảm bớt nguy cơ xảy ra chiến tranh với Mỹ. Mục đích quan trọng nhất của Trung Quốc (tương tự với Washington) không phải là tấn công nước Mỹ, mà là ngăn chận Mỹ không tấn công Trung Quốc.
Ngũ Giác Đài đang thừa nhận tương tự như thế mà không nói một cách rõ ràng và đầy đủ rằng Bắc Kinh hiện đang tập trung vào chuyện ngăn ngừa Mỹ (bằng cách):
Kể từ năm 2000, Trung Quốc đã và đang mở rộng các kho vũ khí như tàu ngầm, các phi đạn có tầm thấp để tránh ra đa, các phi đạn có gắn đầu đạn hạt nhân hay các đầu đạn thường, và các hỏa tiễn có gắn bộ phận hướng dẫn đi đến mục tiêu một cách chính xác. Trung Quốc đang biểu lộ và đặt kế hoạch được tin tưởng là ngày càng gia tăng. Họ phân chia thành lớp lang các lực lượng tấn công dọc theo biên giới của họ và triển khai vào trong miền Tây Thái Bình Dương.
Trung Quốc có, hay đang thủ đắc phương tiện:
1./ Có khả năng gây nguy hiểm cho những tàu có bề mặt rộng, bao gồm các tàu sân bay, (các khả năng gây nguy hiểm là: các tàu ngầm có trang bị các hỏa tiển bay rất nhanh, bay rất thấp để chống tàu sân bay và các chiến hạm), các thủy lôi được hướng dẫn bằng các bộ cảm ứng phát hiện các dòng nước xoáy là dấu vết của sóng để lại sau lưng các con tàu lớn đang di chuyển, và thủy lôi ấy có thể lượn qua lượn lại như con rắn chạy vào đỉnh của cái hính nón nằm sau tàu, hay các tên lửa mang đầu đạn chống lại các tàu chiến;
2./ Trung Quốc chối là không sử dụng các sân bay đặt căn cứ gần biển, các cứ điểm an toàn và các trung tâm tiếp liệu quân dụng trong miền (bằng cách đặt ở trong các căn cứ nầy các hỏa tiễn có đầu đạn qui ước có tầm bay xa và chính xác, và các hỏa tiễn có đầu đạn được hướng dẫn để tấn công vào đất liền); và
3./ Có khả năng gây nguy hiểm cho các máy bay đang bay trên bầu trời hay gần lãnh thổ của Trung Quốc hay các lực lượng khác (bằng các phi cơ phản lực thế hệ thứ 4 chế tạo trong nước hay nhập khẩu của nước ngoài, các hệ thống phòng không dùng tên lửa tầm xa từ mặt đất tấn công bắn lên không, các hệ thống theo dõi giám sát các máy bay, các đơn vị phòng không từ các tàu chiến). Các tiến bộ trong lãnh vực khảo sát, định vị, hướng dẫn, và đo thời gian, cũng như hệ thống nhắm các mục tiêu trên đất liền, đang dần dần đuổi kịp để tạo ra khả năng tấn công chính xác.
Nước nào đã gởi những “tàu chiến có bề mặt rộng” sử dụng “các sân bay gần bờ biển, các cứ điểm an toàn, và các trung tâm tiếp liệu trong miền,” và triển khai các phản lực cơ chống lại Trung Quốc? Không cần phải hỏi (cũng biết là chỉ có Mỹ mới làm thế- người dịch TH)
Kết quả của thế kỷ 21 lệ thuộc rất nhiều vào bản chất của mối quan hệ giữa các siêu cường hiện nay của toàn cầu, là Mỹ, và siêu cường sắp tới đây chắc chắn là Trung Quốc.
Sự phát triển của Mỹ đã biến đổi trật tự thế giới mà không gây ra mối xung đột trên thế giới. Trong lúc sự nổi lên của Đức đã châm ngòi hai trận hỏa hoạn hủy hoại địa cầu. Có phải Mỹ sẽ giúp đỡ một cách thành công cho sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc hay không?
Washington có các quyền lợi quan trọng để bảo vệ, nhưng không phải tất cả các quyền lợi của Mỹ là có tính chất sống còn. Bảo vệ lãnh thổ Mỹ, các quyền tự do, và dân chúng ở quốc nội mới là quan trọng; bảo đảm ảnh hưởng thống trị của Mỹ cách xa nửa vòng thế giới không phải là có tính chất sống còn. Và thực hiện việc bảo đảm ảnh hưởng thống trị của Mỹ cách xa nửa vòng thế giới tại cái giá chấp nhận được sẽ làm sự phát triển (bên trong nước Mỹ gặp) nhiều khó khăn hơn nữa.*
Bằng cách chi tiêu chỉ bằng một phần ngân sách quốc phòng của Mỹ, Bắc Kinh đang xây dựng một quân đội có thể ngăn chận sự can thiệp của Mỹ chống lại Trung Quốc. Để vượt qua lực lượng nầy, Washington phải chi tiêu nhiều tiền hơn nữa, mà tiền nhiều hơn thì Mỹ lại không có.
Đây là một điều cần hỏi dân chúng Mỹ hy sinh để bảo vệ quốc gia của chính họ. Có một điều khác đặt ra những đòi hỏi cao hơn về tài chánh để bảo vệ các nước đồng minh thịnh vượng và đông dân. Đặc biệt, kể từ khi nước Trung Quốc ngày một trở nên giàu có, và Trung Quốc đang bắt đầu thách thức tình trạng lãnh đạo kinh tế của Mỹ. (Vì vậy) Trung Quốc không chắc là rút lui một cách đầy biết ơn và chấp nhận sự lãnh đạo tiếp tục của Hoa Kỳ.
Với Trung Quốc đang ở trong tình trạng tiến bộ, Bộ Quốc Phòng Mỹ quan sát rằng “Mỹ tiếp tục làm việc với các đồng minh và các bạn bè trong miền Đông Á để theo dõi những sự tiến triển nầy và điều chỉnh lại các chính sách của chúng ta một cách thích hợp .”
Nhưng sự điều chỉnh chính sách phải nên giảm bớt các tham vọng quốc tế của Mỹ thay vì gia tăng việc chi tiêu quân sự của Mỹ. Washington phải nên thay thế sự thống trị bằng sự phòng vệ như là một phần trọng tâm của chính sách đối ngoại của họ.
[Doug Bandow là một thành viên lão thành tại Học Viện Cato.
Một cựu phụ tá đặc biệt của Tổng thống Reagan, ông ta là tác
giả cuốn sách: Những Hành động Sai lầm ở Nước ngoài: Đế
chế Toàn cầu Mới của Mỹ (Nhà xuất bản Xulon)]
Người dịch: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
–
[1] Doug Bandow là một thành viên lão thành tại Học Viện Cato. Một cựu phụ tá đặc biệt của Tổng thống Reagan, ông ta là tác giả cuốn sách: Những Hành động Sai lầm ở Nước ngoài: Đế chế Toàn cầu Mới của Mỹ
Lời bình:
* Mặc dầu Doug Bandow đã từng là một cựu phụ tá đặc biệt của TT Reagan, là TT thuộc đảng cộng hòa, rất cao bồi và diều hâu, nhưng Doug Bandow không có khuynh hướng mạnh mẻ của đảng Cộng Hòa. Ông muốn nói với chính phủ Obama rằng:
1./ Nếu TQ đe dọa bất cứ nước nào ở Đông Á, thì Mỹ đừng nên xía vào, mặc kệ nó. Và ông nói rõ thêm:
2./ Bảo vệ lãnh thổ Mỹ, các quyền tự do, và dân chúng ở quốc nội mới là quan trọng; bảo đảm ảnh hưởng thống trị của Mỹ cách xa nữa vòng thế giới không phải là có tính chất sống còn. Và thực hiện việc bảo đảm ảnh hưởng thống trị của Mỹ cách xa nữa vòng thế giới tại cái giá chấp nhận được sẽ làm sự phát triển (trong nước Mỹ gặp) nhiều khó khăn hơn nữa.
3./ Nên giảm bớt các tham vọng quốc tế của Mỹ thay vì gia tăng việc chi tiêu quân sự của Mỹ vì (Bằng cách chi tiêu chỉ một phần của ngân sách quốc phòng của Mỹ) Bắc Kinh đang xây dựng một quân đội có thể ngăn chận sự can thiệp của Mỹ chống lại Trung Quốc. Để vượt qua lực lượng nầy, Washington phải chi tiêu nhiều tiền hơn nữa, mà tiền nhiều hơn thì Mỹ lại không có.
4./ Trong toàn bài báo nầy, người ta thấy tác giả cho rằng khuynh hướng mở rộng quân sự của TQ là cẩn thận, ôn hòa và hợp lý. Ông cho rằng việc mở rộng quân sự của TQ là chính đáng, không có tính hăm dọa Mỹ. Như vậy, tác giả có quan điểm ngồi chờ TQ đến tận nước Mỹ gây hấn rồi hãy tính. Đây cũng là một dẫn chứng cho thấy quan điểm của tác giả không phải là quan điểm của một nhà quân sự và lãnh đạo của một nước lớn: “Muốn hòa bình, phải chuẩn bị chiến tranh”.
Tác giả lại càng không phải là một nhà kinh tế. Vì từ xưa tới nay, kinh tế và chính trị luôn đi kèm với nhau. Nước lớn và giàu mạnh bao giờ cũng có quân đội hùng mạnh để bảo vệ hàng hóa, lãnh thổ, người dân, sĩ diện quốc gia và quyền lợi của họ ở quốc ngoại. Không cần phải trích dẫn, đọc lại lịch sử ai ai cũng có thể nhận ra điều ấy.
Ngân sách quốc phòng của Mỹ năm 2009 là 515 tỉ đô la, gia tăng 74% so với năm 2001. Bộ Quốc Phòng chi ra 20 tỉ đô năm 2009 để gia tăng thêm số lượng quân đội hiện dịch [1]
Trong bài diễn văn của Obama ngày 27-2-2009, ông cũng nói rõ là sẽ gia tăng số lượng quân đội để làm nhẹ bớt đi gánh nặng của các quân nhân đang tại ngũ.
Rút lui khỏi Iraq 130.000 quân, nhưng gia tăng số lượng quân nhân tại ngũ thì hẳn có nghĩa là số quân đội ấy sẽ được huấn luyện, chuẩn bị và chờ đợi để triển khai quân đội qua một chỗ khác khi cần.
Tóm lại, quan điểm của tác giả không thích hợp với địa vị siêu cường quốc số một của Mỹ.
[1] http://www.whitehouse.gov/omb/budget/fy2009/defense.html
Đăng trong Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Quốc tế, Trung Quốc | Tagged: Mỹ, Quân giải phóng nhân dân, Trung Quốc | Leave a Comment »